Từ thói quen “đi Grab”... thành “dùng Grab"
5 năm trước,ừđặtxeđếnsiêuứngdụngGrabđãthâutómcụcdiệncuộcchơket qua bong da .com Grab “chào sân” Việt Nam với mô hình đặt xe qua ứng dụng. Chân ướt chân ráo bước vào thị trường khi mà khái niệm về dịch vụ này vẫn còn rất xa vời, thế nhưng Grab đã làm được điều mà hiếm công ty nào làm được ở Việt Nam. “Đi Grab” trở thành từ chỉ phương thức di chuyển chứ không phải một thương hiệu đơn thuần, như cách người ta gọi xe “Honda” một thời để mặc định là xe máy.
Tận dụng mạng lưới đối tác tài xế đông đảo, Grab mở thêm dịch vụ giao hàng GrabExpress. Dịch vụ giao hàng của Grab ra đời vừa phục vụ thêm một nhu cầu thiết yếu nữa của người dùng bên cạnh việc đi lại, vừa tạo cơ hội tăng thêm thu nhập cho các đối tác tài xế.
Tháng 6/2018, khi đang khá chắc chắn với vị thế “anh cả” mảng dịch vụ đặt xe, Grab công bố triển khai GrabFood, lấn sân thị trường giao nhận món ăn trực tuyến với tham vọng trở thành “siêu ứng dụng”. Dịch vụ mới của Grab nhanh chóng ghi nhận những dấu ấn thành công vượt bậc, được 87% người Việt lựa chọn là lựa chọn giao nhận thức ăn sử dụng thường xuyên nhất theo khảo sát vào tháng 8/2019 của Kantar. Grab, theo đó cũng là đơn vị tiên phong mang khái niệm “siêu ứng dụng” vào Việt Nam và tích cực quảng bá cho nó.
Từ ứng dụng đặt xe, Grab tiên phong hướng đi “siêu ứng dụng” tại Việt Nam |
Không dừng lại ở đó, để hiện thực hóa mục tiêu siêu ứng dụng, Grab còn triển khai dịch vụ thanh toán thông qua ví điện tử Moca, cùng hàng loạt dịch vụ khác phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân hàng ngày. Dần dà, thói quen “đi Grab" của người Việt cũng chuyển thành “dùng Grab" bởi sự đa dạng về dịch vụ mà ứng dụng này mang đến.
Grab đã “thao túng” cuộc chơi?
Miếng bánh béo bở mang tên “siêu ứng dụng” đã hấp dẫn nhiều tân binh lẫn cựu binh trong làng công nghệ. Có thể thấy, không chỉ những cái tên quen thuộc như Go-Viet, Now, Zalo... mới theo đuổi con đường này, Be dù mới tham gia thị trường không lâu nhưng cũng có động thái tương tự khi tung ra loạt dịch vụ giao nhận. Baemin tuy vẫn “say sưa" trong mảng giao thức ăn, nhưng liệu họ có dễ dàng bỏ qua xu hướng mới?