Thông qua các ứng dụng đo chất lượng không khí như Air Visual cài đặt trên điện thoại,Tậnmắtchứngkiếnkhôngkhíônhiễmdânmạngkêugọibảovệmôitrườkqbd anh hom qua nhiều người đã có thể theo dõi mức độ ô nhiễm môi trường ở khu vực mình sinh sống. Những ngày cuối năm, Hà Nội và Sài Gòn liên tục bị báo động đỏ về mức độ ô nhiễm không khí.
Chẳng hạn, vào thời điểm viết bài này chiều 28/1, chỉ số AQI ở Hà Nội là 161, ở mức không có lợi cho sức khỏe. Tại TP.HCM, chỉ số AQI 147, không tốt cho nhóm người nhạy cảm với không khí ô nhiễm. Chỉ số AQI ở TP.HCM sau đó tăng lên 161 lúc 15 giờ ngày 29/1.
Không khí nhiễm bẩn ở mức không có lợi cho sức khỏe ở hai thành phố lớn - Ảnh chụp màn hình chiều 29/1 |
AQI (air quality index), chỉ số chất lượng không khí, càng cao thì không khí càng bẩn.
Những ngày gần đây không khí tại hai thành phố lớn của Việt Nam liên tục ở mức đỏ trên ứng dụng Air Visual, nhất là vào thời điểm buổi sáng.
Ở mức đỏ (chỉ số AQI từ 151-200), không khí được cho là có ảnh hưởng xấu và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sức khoẻ của mọi người, đặc biệt đối với nhóm nhạy cảm như trẻ em, người có các bệnh về hô hấp.
Cảnh báo của ứng dụng Air Visual trùng khớp với các cảnh báo gần đây của các cơ quan bảo vệ môi trường. Theo kết quả đo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội hồi 15:30 ngày 27/1, 10 điểm đo khắp Hà Nội đều ở mức màu cam hoặc đỏ, tức ở mức kém và mức xấu.
Chuyên gia dự báo nguyên nhân ô nhiễm không khí do cuối năm lượng xe cộ lưu thông nhiều, cộng với hiện tượng nghịch nhiệt khiến chất độc hại bị giữ lại trong không khí không tản ra hết. Các công trình xây dựng cũng góp phần làm ô nhiễm không khí tăng cao. Chất lượng không khí ở thời điểm đo những ngày vừa qua ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Cuối tháng 12/2018 và những ngày gần đây, Sài Gòn cũng xuất hiện hiện tượng mây mù phủ trung tâm thành phố vào sáng sớm. Nguyên nhân ô nhiễm không khí cũng được các chuyên gia đưa ra cho hiện tượng mây mù này.