Xét tiêu chuẩn GS và PGS: Công khai, có đối thoại và tranh luận_bóng đá trực tiếp hôm qua
- Đây là một trong những yêu cầu của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu ra trong cuộc làm việc mới đây với các bộ,éttiêuchuẩnGSvàPGSCôngkhaicóđốithoạivàtranhluậbóng đá trực tiếp hôm qua ngành và Ban soạn thảo Quyết định của Thủ tướng quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS.
Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết Dự thảo Quyết định có một số thay đổi nhằm nâng cao chất lượng xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS như tăng tổng điểm công trình khoa học quy đổi; quy định số lượng bài báo công bố quốc tế; viết sách phục vụ đào tạo; đổi mới tổ chức, hoạt động của hội đồng giáo sư các cấp…
Tiêu chuẩn GS, PGS được xây dựng theo hai nhóm ngành lớn là nhóm ngành Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ và nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, để phù hợp đặc thù từng nhóm ngành này.
Theo Tổng thư ký Hội đồng Giáo sư Nhà nước Trần Văn Nhung, Dự thảo Quyết định nhằm đánh giá năng lực của các ứng viên trên “ba cạnh của một tam giác” là nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đóng góp cho xã hội và “lý tưởng hơn cả nếu đây là một tam giác đều”.
Bốn vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau
Sau khi đăng tải, Dự thảo Quyết định đã nhận được rất nhiều ý kiến xây dựng, đóng góp của các cơ sở giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, nhà khoa học, giảng viên đại học.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị đại diện các bộ, ngành thảo luận những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau liên quan tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, tập trung một số điểm lớn:
Thứ nhất là quy định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS đối với ứng viên ở một số ngành đặc thù như văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, bác sĩ tham gia đào tạo thực hành trong các bệnh viện, các nhà khoa học làm việc tại cơ sở nghiên cứu nhưng không làm công tác giảng dạy.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và GS Trần Văn Nhung trao giấy chứng nhận đạt tiểu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2016. Ảnh: Lê Văn. |
Thứ hai là tiêu chuẩn ngoại ngữ; thời gian giảng dạy đại học; phương thức tính điểm quy đổi bài báo khoa học thay cho viết sách, chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ và hướng dẫn học viên cao học, nghiên cứu sinh.
Thứ ba là cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của hội đồng giáo sư các cấp nhằm khắc phục bất cập, hạn chế hiện nay, bảo đảm thành viên các hội đồng là những nhà khoa học đầu ngành, có chuyên môn và uy tín, làm việc theo cơ chế công khai, có trao đổi và tranh luận.
Thứ tư là bảo đảm quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học trong việc đề nghị xét công nhận và bổ nhiệm những người đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.
Cần tính đến đặc thù một số ngành
Tại cuộc họp, GS Nguyễn Quang Liêm, Hội đồng Giáo sư ngành Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng quy định phạm vi đối tượng được xét công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS chỉ gồm những người đang công tác tại các cơ sở đào tạo đã khiến những người làm việc tại các cơ sở nghiên cứu chịu “thiệt thòi”.
“Các viện nghiên cứu có vị trí trợ lý, nghiên cứu viên, nghiên cứu viên chính, nghiên cứu viên cao cấp nhưng trong các cơ sở giáo dục đào tạo lại có trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, rồi đến PGS, GS. Tôi cho rằng đã đến lúc cần xem xét GS, PGS là danh tiếng hay là một chức danh nghề nghiệp để quy định thống nhất”, GS Liêm nêu quan điểm.
Trong khi đó, GS Đặng Nguyên Anh, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam mong muốn Dự thảo Quyết định phải đổi mới hoạt động của hội đồng giáo sư các cấp sao cho thực chất, đánh giá đúng, không thể để tình trạng “yêu, ghét”, thậm chí ban phát hay loại người giỏi ngay từ hội đồng cấp cơ sở.
Đi vào một số vấn đề cụ thể, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thuỷ cho rằng đối với ngành đặc thù như văn hoá nghệ thuật, năng lực, phẩm chất và những đóng góp của các GS, PGS thể hiện chủ yếu qua những sáng tác, thiết kế, dàn dựng các tiết mục biểu diễn chứ không chỉ là các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học.
Có chung quan điểm, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường cho rằng theo quy định trong dự thảo, các bác sĩ làm công tác giảng dạy thực hành cho sinh viên y khoa trong bệnh viện sẽ không có cơ hội được xét công nhận GS, PGS.
“Y khoa là ngành đặc thù, trong quá trình học tập, sinh viên phải thực hành rất nhiều trong bệnh viện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chứ không phải trường đại học. Bên cạnh đó, các bác sĩ có rất nhiều giải pháp mang tính ứng dụng cao nhưng hàm lượng khoa học rất khó để công bố quốc tế nếu không được tiếp tục nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm hiện đại”, Thứ trưởng Cường chia sẻ.
Từ thực tế trên, ý kiến các bộ ngành cũng như Ban soạn thảo đồng tình với đề xuất cần tính đến đặc thù của ngành văn hoá nghệ thuật, y tế hay các cơ sở nghiên cứu không tham gia giảng dạy từ trình độ đại học trở lên khi xét đạt tiêu chuẩn GS, PGS.
Tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế
Tại cuộc làm việc, ý kiến các bộ ngành thống nhất cần có sự tính điểm quy đổi công trình khoa học phù hợp một số ngành đặc thù theo hệ số được điều chỉnh phù hợp cho từng giai đoạn và tiếp cận với xu thế thế giới.
Tiêu chuẩn ngoại ngữ cần kế thừa những điểm tích cực trong quy định trước đây và để khuyến khích việc tham gia các dự án nghiên cứu, hợp tác, trao đổi giảng viên quốc tế, dự thảo có quy định theo hướng các ứng viên cần thông thạo ít nhất một ngoại ngữ và đề cao yêu cầu giao tiếp được bằng một ngoại ngữ thông dụng trên thế giới.
Các yêu cầu đối với ứng viên về hướng dẫn học viên cao học, nghiên cứu sinh, chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ về cơ bản phải đồng bộ với việc đổi mới chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, chất lượng nghiên cứu khoa học.
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các hội đồng chức danh sẽ được thay đổi theo hướng công khai, minh bạch, có tranh luận, đối thoại. Ảnh: Lê Văn. |
Về tổ chức, hoạt động của hội đồng giáo sư các cấp, đại diện bộ ngành đã phân tích rất kỹ những điểm tốt, điểm lợi của mô hình hội đồng ba cấp trước đây cũng như những điểm hạn chế và thống nhất cần có bước đổi mới, tiến tới theo đúng xu thế quốc tế.
Cụ thể, các cơ sở giáo dục đại học, căn cứ yêu cầu của mình về chức danh GS, PGS trước mắt và tương lai, được tự thành lập hoặc liên kết với cơ sở giáo dục đại học khác thành lập Hội đồng Giáo sư cấp cơ sở. Trường hợp cơ sở giáo dục chưa có đủ GS, PGS các chuyên ngành liên quan thì có quyền được mời các GS, PGS bên ngoài.
Điều này khắc phục tình trạng trước đây chỉ một số ít trường đại học đủ điều kiện được tự thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở. Đồng thời, hoạt động của Hội đồng Giáo sư cơ sở chủ yếu tập trung xem xét nhu cầu nhân sự, thủ tục, hồ sơ ứng viên còn việc đánh giá trình độ khoa học của ứng viên thì tuỳ vào điều kiện của từng trường. Bởi vì, việc đánh giá cuối cùng sẽ do Hội đồng Giáo sư Nhà nước xem xét, quyết định hoàn toàn độc lập.
Với cách tiếp cận như vậy, Dự thảo Quyết định sẽ đổi mới cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành. Theo đó, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước - Bộ trưởng GD&ĐT căn cứ đề nghị của Tổng Thư ký Hội đồng Giáo sư Nhà nước để bổ nhiệm thành viên của Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành là những nhà khoa học có chuyên môn, uy tín, xứng đáng là đại diện của các ngành, liên ngành khoa học.
Các thành viên của Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành có thể điều chỉnh, bổ sung hàng năm cho phù hợp sự phát triển của các ngành khoa học. Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành họp nhiều lần trong năm để xem xét, đánh giá trình độ khoa học đối với các ứng viên trên nguyên tắc bàn bạc, tranh luận thẳng thắn, công khai, minh bạch.
Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cho các ứng viên sau khi xem xét đầy đủ hồ sơ, cũng như dựa trên đánh giá khoa học từ Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành. Đây cũng là cơ quan xem xét việc đặc cách công nhận GS, PGS cho những nhà khoa học có những đóng góp đặc biệt; trực tiếp đánh giá lại những trường hợp có nghi ngại về tính khách quan trong đánh giá khoa học của Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành trên tinh thần có đối thoại công khai.
Đối với việc bổ nhiệm chức danh GS, PGS, ý kiến đề nghị cần bảo đảm quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học căn cứ yêu cầu, quy chế của nhà trường.
Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT khẩn trương tiếp thu ý kiến đóng góp với tinh thần cầu thị, khoa học, công khai, minh bạch, tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Quyết định, trình Thủ tướng ban hành.
Theo Đình Nam/Chinhphu.vn
相关文章
Madam Pang từ chối yêu cầu khiếu nại trọng tài của CĐV Thái Lan
Madam Pang thẳng thắn đáp lời khi được hỏi về việc CĐV Thái Lan đòi kiện trọng tài bắt trận chung kế2025-01-12Giám đốc đài JTBC cho biết Samsung là thế lực đứng sau ‘phong chat tình dục’
Theo thông tin từ Chosun Ilbo, nhà báo nổi tiếng Son Suk Hee - giám đốc điều hành JTBC (đài truyền h2025-01-12Sao Việt rơi nước mắt trước hình ảnh tình nguyện viên khu cách ly
Những ngày qua, câu chuyện cả nước chung tay chống dịch Covid-19 trở thành tâm điểm chú ý. Trong gia2025-01-12Bão ngầm tập 53: Hạ Lam được ông trùm mời về làm việc
Trong Bão ngầmtập 53 lên sóng tối 6/5, sau khi điều tra về Hạ Lam (Cao Thá2025-01-12Gia đình treo thưởng 3,5 tỷ đồng tìm con trai mất tích đã được đoàn tụ
Gần 25 năm sau khi bị bắt cóc, một chàng trai đã được đoàn tụ với gia đình của mình nhờ sự trợ giúp2025-01-12Vẻ đẹp sexy ngây thơ của Quỳnh Kool
"Đừng bắt em phải quên" đang là chủ đề gây bàn tán khi VTV quyết định ngưng phát sóng bộ phim trên V2025-01-12
最新评论