Pegatron,ượngHảisangtuầnthứlockdownchuỗicungứngcôngnghệquốctếđìnhtrệti le ca cuoc nhà lắp ráp iPhone, đầu tuần này đã thông báo đóng cửa 2 cơ sở sản xuất của họ tại Thượng Hải và Côn Sơn để tuân thủ theo các quy định của chính phủ. Đây là những cơ sở lắp ráp điện thoại iPhone duy nhất của Pegatron, do các nhà máy mới của công ty này tại Ấn Độ vẫn chưa đi vào hoạt động. Pegatron đang tạo ra 20-30% tổng số iPhone của “nhà Táo”.
Trong khi đó, Quanta - nhà sản xuất máy tính xách tay theo hợp đồng lớn nhất thế giới, trong đó có cả dòng sản phẩm MacBook, cho biết họ đã tạm dừng cơ sở sản xuất chính ở quận Tùng Giang, Thượng Hải kể từ đầu tháng 4 theo yêu cầu phòng chống dịch Covid-19. Nhà sản xuất này cũng là đối tác của các ông lớn máy tính xách tay khác như Dell và HP. Nhà máy của công ty tại Thượng Hải chiếm 20% năng lực sản xuất của hãng. Không chỉ vậy, Quanta còn là nhà sản xuất một số sản phẩm IoT (Internet vạn vật) và máy chủ cho các thị trường ngoài Mỹ.
Một công ty lắp ráp iPad và laptop khác là Compal Electronics đã dừng hoạt động của các cơ sở tại Côn Sơn.
Kể từ ngày 2/4, hàng chục doanh nghiệp cung ứng công nghệ cho biết đã đóng cửa cơ sở trong thành phố Thượng Hải và các vùng lân cận, gồm Unimicron và Nan Ya Printed Circuit Board, 2 nhà sản xuất bảng mạch in quan trọng, cũng như Bizlink - nhà cung cấp thiết bị chính của Dell và Tesla.
Theo Ủy ban giám sát tài chính Đài Loan, khoảng 161 công ty niêm yết tại đây, nhiều trong số đó là các nhà cung ứng điện tử, phải dừng sản xuất tại Thượng Hải và các khu vực lân cận Côn Sơn, một trong những tổ hợp điện tử lớn nhất của Trung Quốc. Làn sóng Covid-19 mới nhất đã lan tới Tô Châu, tỉnh Giang Tô, cụm sản xuất thiết bị điện tử quan trọng khác.
Foxconn, hãng lắp ráp iPhone lớn nhất thế giới, trong tháng trước đã phải tạm thời đóng cửa vài ngày nhà máy tại Thâm Quyến, trung tâm sản xuất lớn thứ hai ở Trung Quốc sau khi thành phố này đối mặt với số ca bệnh tăng vọt.
Tập đoàn Sony đóng cửa một nhà máy tại Thượng Hải, chuyên sản xuất tivi, máy chiếu và máy ảnh cho thị trường Nhật Bản và các nước châu Á khác. Volkswagen cũng cho ngừng hoạt động một cơ sở sản xuất tại đây.
Ngày mở cửa trở lại còn xa
Lệnh phong toả lần đầu tiên được ban hành vào ngày 28/3 ở khu phía đông Thượng Hải, trước khi mở rộng áp dụng ra phần còn lại của thành phố, được nới lỏng dần vào ngày 11/4. Hiện tại, 80% cư dân tương đương 20 triệu người phần lớn vẫn phải ở trong nhà.
Tới ngày 13/4, thành phố này ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục 27.719 ca, cho thấy ngày mở cửa hoàn toàn trở lại còn xa. Theo số liệu thống kê của chính phủ, trong năm 2021, Thượng Hải đóng góp gần 4% GDP cả nước, với 6% tổng xuất khẩu Trung Quốc, Do đó, ảnh hưởng của việc đóng cửa các nhà máy sẽ lan rộng ra chuỗi cung ứng xuyên biên giới.
Trong hai ngày 14/4 và 15/4, hãng sản xuất xe Mazda Motor đã phải dừng hoạt động tại nhà máy ở Hiroshima và Yamaguchi Prefecture do đối tác cung ứng ngừng sản xuất và các phụ tùng, linh kiện chuyển từ Trung Quốc sang bị chậm trễ. Trong khi đó, Mitsubishi Motors tạm dừng dây chuyền sản xuất tại nhà máy chính Okazaki từ đầu tuần.
Việc các công ty nước ngoài ngày càng lo ngại về hậu quả của chính sách “zero-covid” đã khiến Bắc Kinh lo lắng.
Ngày 14/4, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, Shu Jeuting cho biết: “Chúng tôi đang giúp đỡ các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các công ty ở những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19, giải quyết các vấn đề trong việc duy trì sản xuất, nhân sự xuất nhập cảnh, cũng như công tác hậu cần và giao thông vận tải ở Trung Quốc”.
Vinh Ngô(Tổng hợp)