Hội nghị sơ kết công tác thông tin - truyền thông 6 tháng đầu năm và xác định phương hướng,ànhthôngtinvàtruyềnthôngbứtpháđểđấtnướcpháttriểnđộtphálecce – monza nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 đã diễn ra sáng 6/7. Trong bối cảnh khó khăn, ngành TT&TT đã chủ động, đột phá, coi đây là “cú huých” trăm năm để chuyển mình phát triển bứt phá vươn lên, hướng tới mục tiêu kép, vừa phòng, chống, đẩy lùi Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Toàn ngành tham gia phòng, chống, đẩy lùi đại dịch Báo cáo tổng kết tại hội nghị cho thấy, Bưu chính đã duy trì dòng chảy vật chất không ngừng nghỉ, giao thương thông suốt hàng hoá, đặc biệt trong giai đoạn“giãn cách xã hội”. Tổng sản lượng gói, kiện đạt trên 377 triệu, tăng trên 40% so với cùng kỳ năm 2019.
Ở lĩnh vựcViễn thông đã thực hiện 11 đợt nhắn tin với hơn 15 tỷ tin nhắn tới hơn 2 tỷ lượt thuê bao; 2,6 triệu tin nhắn ủng hộ với giá trị hơn 152 tỷ đồng; thay đổi logo, âm báo cuộc gọi; tăng 50% dung lượng data mà không tăng cước; tăng gấp đôi băng thông truy cập mà không tăng giá; miễn phí cước data cho học sinh và giáo viên khi sử dụng nền tảng đào tạo trực tuyến tới hơn 30.000 trường học. Đây là những biện pháp chỉ có ở Việt Nam mới làm được và làm hiệu quả. Ứng dụng công nghệ thông tin đã thực hiện cuộc thao diễn thực chiến lớn nhất từ trước đến nay với lực lượng gần 1000 kỹ sư từ các doanh nghiệp phát triển trên 20 ứng dụng phục vụ phòng, chống dịch. Trong việc truy vết, giám sát cách ly, Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới có đủ bộ giải pháp từ mức nhà mạng, mức trạm thu phát sóng BTS, mức sử dụng định vị vệ tinh GPS đến mức theo dõi tiếp xúc gần dưới 2m dùng Bluetooth. 12 nền tảng và hàng trăm ứng dụng phục vụ cuộc sống, làm việc không tiếp xúc đã được ra mắt. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 tăng trưởng ấn tượng. Đặc biệt, Bộ TT&TT, Bộ Y tế hoàn thành 100% DVCTT mức độ 4. Hiệu quả cung cấp DVCTT cũng chuyển biến đáng kể với tỷ lệ DVCTT mức độ 3,4 phát sinh hồ sơ tăng gấp đôi so với năm 2019.
Bên cạnh đó, hoạt động trên không gian mạng tăng lên nhưng công tác bảo đảm an toàn an ninh mạng thực hiện tốt. Số lượng cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam giảm 26% so với 6 tháng cuối năm 2019, và giảm 27,1% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2019. Doanh thu mảng này trong 6 tháng đầu năm đạt gần 800 tỷ đồng, tăng 67,8% so với cùng kỳ so tháng đầu năm 2019. Trong đó, doanh thu sản phẩm nội địa so với doanh thu nhập khẩu tăng từ 37,2% năm 2019 lên 50,8% vào tháng 6/2020. Lĩnh vực Công nghiệp ICT đặt dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển khi Việt Nam chủ động đầu tư nghiên cứu, sản xuất các thiết bị mạng 5G và thiết bị đầu cuối 5G; đã thực hiện cuộc gọi đầu tiên trên thiết bị 5G Make in Việt Nam và dự kiến một số thiết bị 5G đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam sẽ được thương mại hoá vào cuối năm 2020. Báo chí tuyên truyền đã thực sự trở thành một trong những lực lượng chủ chốt trên tuyến đầu chống dịch, đã đăng tải tổng số gần 600.000 tin, bài về dịch Covid-19. Các giá trị của báo chí được thể hiện rất rõ nét: Thông tin được chứng thực, đưa thông tin hướng dẫn phòng, chống dịch và đưa thông tin vì lợi ích cộng đồng. Hệ thống loa truyền thanh thông tin cơ sở tại xã phường đã hồi sinh, phát huy tối đa tác dụng vốn có của mình trong đại dịch. Hội sách quốc gia chào mừng Ngày Sách Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức bằng hình thức trực tuyến trên sàn Book365.vn, thu hút hơn 10 triệu lượt truy cập và tham gia. "Cơ hội thay đổi thứ hạng quốc gia" Một cách trực diện, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã nêu ngay 6 định hướng và 8 việc lớn cần làm ngay của ngành khi phát biểu kết luận hội nghị. Người đứng đầu ngành cho rằng, đây là cơ hội để đẩy nhanh và toàn diện chuyển đổi số trên bình diện toàn bộ quốc gia: cả kinh tế, cả xã hội; cả nhà nước, cả doanh nghiệp; cả cộng đồng, cả người dân. Đất nước có thể nhân lúc này mà đầu tư mạnh cho chuyển đổi số, phát triển các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Người đứng đầu ngành lưu ý cần phát triển thị trường trong nước. 100 triệu dân là thị trường, là tài nguyên lớn nhất của Việt Nam. Lúc Covid-19 mới càng thấy rõ giá trị này. "Các doanh nghiệp ICT Việt Nam hãy coi thị trường trong nước là cái nôi để từ đây mà lớn lên, trưởng thành và đi ra toàn cầu" - Bộ trưởng nói. Nhưng, dù toàn cầu hóa hay mở cửa, Việt Nam vẫn phải tính đến các tình huống bị cô lập. Điều này chỉ có thể được giải quyết bằng cách xây dựng nền kinh tế tự chủ: Make In Vietnam. Khi đất nước có tình huống khẩn cấp thì mới thấy ý nghĩa của nền kinh tế tự chủ. Một bài học nữa là khi khó khăn thì dễ ra các quyết định lớn. "Các doanh nghiệp, các đơn vị trong ngành tận dụng cơ hội này để chuyển đổi số, để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, ra các quyết định áp dụng mô hình quản trị mới, mô hình kinh doanh mới, mở rộng không gian, sáng tạo các sản phẩm và dịch vụ mới, dựa trên dữ liệu và công nghệ số". Người đứng đầu ngành TT&TT cũng nhắc tới bài học về niềm tin. Theo ông, đại dịch đã khơi dậy các giá trị văn hoá cốt lõi Việt Nam cũng như các ưu việt của chế độ. Đây chính là sức mạnh nội sinh để Việt Nam bứt phá. "Các quốc gia phát triển, các doanh nghiệp vĩ đại đều dựa trên sức mạnh tinh thần, sức mạnh văn hoá. Và đây cũng chính là sự khác biệt bền vững để các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh phát triển". Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, chống dịch hiệu quả và thành công ở châu Á và ngược lại ở phương Tây đánh dấu sự trỗi dậy của châu Á. Các giá trị châu Á, cả chế độ, thể chế và văn hoá, sẽ được khẳng định sau đại dịch, như là sự bắt đầu của kỷ nguyên phương Đông, sẽ tạo một chỗ đứng mới cho Việt Nam. Khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng cần được báo chí, truyền thông khơi dậy hơn bao giờ hết. "Covid-19 cũng làm chúng ta tư duy lại chủ nghĩa tiêu dùng vật chất quá mức, tàn phá thiên nhiên, không coi trọng đời sống tinh thần. Chuyển đổi số sẽ làm giảm tiêu xài vật chất, giúp con người dành nhiều thời gian hơn cho đời sống tinh thần", Bộ trưởng Hùng nhìn nhận. Kết thúc hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh nhấn mạnh, 6 tháng đầu năm là sự tập dượt, 6 tháng cuối năm là thời cơ để bứt phá vươn lên. Ngành TT&TT phải bứt phá vươn lên để Việt Nam phát triển đột phá. 6 định hướng lớn của Bộ TT&TT:Bưu chính sẽ trở thành hạ tầng mạng lưới, đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu. Viễn thông trở thành hạ tầng số, bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng và hạ tầng điện toán đám mây. Ứng dụng công nghệ thông tin trở thành chuyển đổi số. An toàn thông tin với sứ mệnh làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng. Công nghiệp ICT với sứ mệnh Make in Vietnam. Báo chí truyền thông với sứ mệnh khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng. Những việc cần làm ngay: 1, Các đơn vị CNTT của bộ ngành và địa phương tham mưu các bộ ngành và địa phương ra nghị quyết chuyên đề của cấp uỷ và chiến lược chuyển đổi số của cấp chính quyền ngay trong năm 2020. 2, Các cục và trung tâm CNTT của các bộ, ngành bổ sung thêm việc và đổi tên thành cục chuyển đổi số hoặc trung tâm chuyển đổi số. Bộ TT&TT sẽ đề xuất Chính phủ về việc này. 3, Các bộ, ngành và địa phương đưa dịch vụ công lên trực tuyến đạt 100% mức độ 4, chậm nhất là vào năm 2021. 4, 100% các địa phương triển khai trục kết nối liên thông dữ liệu. 5, 100% các hệ thống CNTT của các cơ quan chính quyền phải thực hiện bảo vệ 4 lớp ngay trong năm 2020. 6, Mỗi người có một điện thoại thông minh. 7, Mỗi hộ gia đình có một đường Internet cáp quang tốc độ cao. 8, Phát triển các doanh nghiệp triển khai ứng dụng công nghệ số tại các địa phương. |