Bạn trẻ TP.HCM băn khoăn “Có nên bỏ đại học để đi làm startup?”_kèo nhà cái đá banh
Nằm trong chuỗi chương trình giao lưu với cộng đồng khởi nghiệp, sau Hà Nội, workshop chủ đề “Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội nào cho Startup?” đã được Ban tổ chức giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2017 lựa chọn điểm tới tiếp theo là TP.HCM - địa phương được đánh giá đi đầu trong cả nước về phong trào khởi nghiệp.
Các mô hình khởi nghiệp, các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp tại TP.HCM đang diễn ra rất phong phú dưới nhiều hình thức, thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân, đặc biệt là sự tham gia của các thanh niên, sinh viên tạo thành phong trào khởi nghiệp. Thông qua các Trung tâm ươm tạo của TP.HCM đã hỗ trợ và phát triển nhiều công ty khởi nghiệp đi vào hoạt động. Nhiều nhóm sinh viên, doanh nghiệp đã trưởng thành và thương mại hóa các sản phẩm từ các hoạt động ươm tạo tại vườn ươm thuộc Khu công nghệ phần mềm - ĐH Quốc gia TP.HCM, Vườn ươm khu công nghệ cao TP.HCM…
Việc các bạn trẻ tham dự workshop “Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội nào cho Startup?” đặt ra câu hỏi “Có nên bỏ đại học để đi làm startup?” cho PGS.TS Mai Thanh Phong - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM cũng đã phần nào phản ánh sự phát triển mạnh mẽ như “vũ bão” của phong trào startup tại TP.HCM.
Chia sẻ quan điểm của mình, PGS.TS Mai Thanh Phong cho biết: “Có nhiều bạn trẻ cũng từng hỏi tôi như vậy. Nhiều bạn cũng dẫn chứng là nhiều người không cần học đại học nhưng khởi nghiệp rất thành công, thậm chí còn trở thành tỷ phú… Tôi cũng chỉ biết khuyên các bạn hãy nhìn lại xem có bao nhiêu người thành công từ việc bỏ học ra ngoài làm startup. Việc học là cả đời, bạn có thể lựa chọn học ở trên giảng đường hoặc đi thẳng vào thực tế để tiếp nhận kiến thức”.
Cũng theo PGS.TS Mai Thanh Phong, nếu bạn đánh giá dự án của mình là khả thi và thành công nhưng lại không thể vừa học vừa làm dự án thì lúc đó bạn phải lựa chọn. Bạn có thể bỏ học để tập trung toàn bộ thời gian cho dự án này và lúc đó bạn phải tự chịu trách nhiệm với bản thân mình. Con đường startup không phải là màu hồng mà nó rất khó khăn và gian nan.
Có cùng quan điểm với PGS.TS Mai Thanh Phong, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM Dương Anh Đức nhấn mạnh: Chúng ta cần phải rất tỉnh táo khi lựa chọn. Quan điểm của tôi không phải bạn thất bại một lần mà nản chí bởi làm startup có khi thất bài nhiều lần rồi mới đến được với thành công. Ở đây chúng ta cần phải loại bỏ tư duy làm startup phong trào bởi điều đó là rất nguy hiểm”.