Nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9,ổngBíthưChủtịchnướcTôLâmtriâncốnhạcsỹVăkết quả tỷ số ý sáng nay (2/9), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm và tặng quà gia đình cố nhạc sỹ Văn Cao và cố hoạ sỹ Bùi Trang Chước. Cùng đi có Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc.
Trong không khí thân tình, ấm áp của ngày Tết Độc lập, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã thắp hương tri ân cố nhạc sỹ Văn Cao và tặng quà bà Nghiêm Thuý Băng - vợ ông cùng các con cháu.
Trò chuyện với gia đình cố nhạc sỹ Văn Cao, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bày tỏ lòng biết ơn đối với những đóng góp lớn lao của ông cho cách mạng Việt Nam; khẳng định ngoài Quốc ca, nhạc sỹ Văn Cao còn có nhiều tác phẩm, bản nhạc khác có ý nghĩa quan trọng, mang tính hiệu triệu, kêu gọi và động viên tinh thần rất lớn, góp phần quan trọng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tặng phu nhân cố nhạc sỹ Văn Cao và gia đình bức chân dung Bác Hồ, thăm hỏi chân tình và chúc phu nhân cố nhạc sỹ luôn mạnh khỏe, là chỗ dựa cho con cháu và có thêm nhiều đóng góp cho đất nước.
Phu nhân cố nhạc sỹ Văn Cao bày tỏ xúc động và vinh dự được đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến thăm đúng vào ngày Quốc khánh và cũng là thời điểm cách đây 80 năm, bài “Tiến quân ca” ra đời. Bà Nghiêm Thuý Băng bày tỏ cảm ơn trước những tình cảm chân tình của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục động viên gia đình luôn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Nhạc sỹ Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15/11/1923, tại Hải Phòng, trong một gia đình viên chức. Ông là tác giả của bài “Tiến quân ca” – Quốc ca của Việt Nam với giai điệu thiêng liêng, hào hùng. Bài hát ra đời gắn với ký ức thời kỳ tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám cùng những kỷ niệm khó quên của tác giả.
Tên tuổi của ông quen thuộc với đông đảo công chúng qua rất nhiều tác phẩm đi cùng năm tháng, trong đó đặc biệt nổi tiếng là “Bến xuân”, “Suối mơ”, “Thiên thai”, “Trương Chi”, “Trường ca sông Lô”, “Tiến về Hà Nội”… Nhạc sỹ Văn Cao là một trong những văn nghệ sỹ đầu tiên được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Những cống hiến của ông đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Hồ Chí Minh…
Tiếp đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm gia đình cố hoạ sỹ Bùi Trang Chước, tác giả của mẫu Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ân cần thăm hỏi cuộc sống của gia đình và cho biết nhân dịp Quốc khánh, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến thắp hương tưởng nhớ, tri ân những đóng góp to lớn của họa sỹ Bùi Trang Chước với đất nước. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định những tác phẩm của họa sỹ Bùi Trang Chước đều là những tác phẩm kỹ lưỡng, tỉ mỉ, chi tiết, có tính khái quát cao, có sự cuốn hút.
Ngoài biểu tượng Quốc huy, họa sỹ Bùi Trang Chước cũng là người sáng tác mẫu các huân chương và biểu trưng của nhiều ngành. Các tác phẩm đều có những đặc trưng, thể hiện sự tâm huyết và tài năng của họa sỹ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, họa sỹ Bùi Trang Chước là một trong những người nổi bật trong thế hệ có công với đất nước. Những công lao, đóng góp của họa sỹ, nhất là tác phẩm thiết kế Quốc huy không chỉ là biểu tượng của nhân dân trong nước mà còn được quốc tế đánh giá cao; có ý nghĩa tập hợp đoàn kết quốc gia bền vững, sức mạnh toàn dân tộc.
Đại diện gia đình, các con trai, con gái của họa sỹ bày tỏ lòng biết ơn sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đặc biệt là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; khẳng định gia đình tiếp tục học tập, noi theo tấm gương của họa sỹ thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Họa sỹ Bùi Trang Chước tên thật là Nguyễn Văn Chước, sinh ngày 21/5/1915 tại thôn Phú Xá, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ông tốt nghiệp loại xuất sắc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1941. Ra trường, ông được mời về giảng dạy tại Trường Kiến trúc Đà Lạt. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, họa sỹ Bùi Trang Chước cùng gia đình chuyển ra Hà Nội và giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Hà Nội. Lúc toàn quốc kháng chiến, ông lên Việt Bắc theo cách mạng, giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Liên khu Việt Bắc.
Ngoài việc giảng dạy, họa sỹ Bùi Trang Chước dành nhiều thời gian cho việc sáng tác nghệ thuật và là một trong những họa sỹ tài năng của nền hội họa Việt Nam. Ông đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật và ứng dụng, giàu ý nghĩa, bao gồm các phác thảo mẫu Quốc huy, mẫu tem thư, tiền giấy, tranh phong cảnh, ký họa nghệ thuật và rất nhiều các tác phẩm đồ họa khác giàu tính thẩm mỹ, được vẽ công phu, tỉ mỉ. Các phác thảo mẫu Quốc huy của ông đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Đặc biệt, họa sỹ Bùi Trang Chước còn có nhiều tác phẩm giá trị về Chủ tịch Hồ Chí Minh đậm chất nhân văn và dấu ấn lịch sử, trong đó có các tác phẩm: Mẫu Huy hiệu “Intercosmos” và chân dung Hồ Chủ tịch, mẫu huy hiệu Hồ Chí Minh, áp phích 100 năm ngày sinh nhật Bác Hồ; khung tranh vẽ bằng bột màu Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm sinh nhật của Người năm 1970; mẫu Huy hiệu kỷ niệm 81 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; mẫu tem Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Chủ tịch; mẫu tiền có vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh; mẫu vẽ thiết kế trang trí mặt tiền Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ghi nhận tài năng và công lao của họa sỹ Bùi Trang Chước, Đảng và Nhà nước đã trao tặng họa sỹ nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có Huân chương Lao động hạng Nhì; Huân chương Lao động hạng Ba; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.