Tham vọng của Trung Quốc khi quyết 'bén rễ' sâu vào Iran_al khaleej – al taee

 人参与 | 时间:2025-01-25 16:42:35

Phía Trung Quốc cũng nhờ thỏa thuận này mà có thể mở rộng tầm ảnh hưởng chiến lược của mình ở khu vực mà Washington đã hiện diện mạnh mẽ kể từ Thế chiến 2,ọngcủaTrungQuốckhiquyếtbénrễsâuvàal khaleej – al taee theo báo The Hindu.

{keywords}
Tổng thống Iran Hassan Rouhani (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Tehran năm 2016. Ảnh: AP

Cả Iran và Trung Quốc đều đang xung khắc với Mỹ. Một là thị trường năng lượng khổng lồ, dồi dào tiền bạc, một là nhà xuất khẩu năng lượng khốn khó vì cấm vận và thiếu thốn tiền mặt. Trong bối cảnh Mỹ nhắm đến cả hai bằng các biện pháp kinh tế gắt gao, Trung Quốc và Iran quyết định đưa mối quan hệ đối tác song phương lên một tầm cao mới, thông qua thỏa thuận dài kỳ 400 tỷ USD.

Theo báo New York Times, Tehran và Bắc Kinh đang âm thầm hoàn tất một thỏa thuận cho phép Trung Quốc mở rộng sự hiện diện trong các lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, cảng biển, đường sắt cùng hàng chục dự án khác ở Iran. Đổi lại, Bắc Kinh sẽ nhận được nguồn cung ứng dầu mỏ với mức chiết khấu lớn từ Tehran trong 25 năm.

Báo New York Times khẳng định có trong tay bản dự thảo thỏa thuận dài 18 trang, cho biết mối quan hệ đối tác này đầu tiên được đề xuất bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một chuyến thăm tới Iran năm 2016. Điều đó có nghĩa là ông Tập đưa ra đề xuất sau khi Iran và các cường quốc đạt thỏa thuận hạt nhân năm 2015, dẫn đến hầu hết cấm vận quốc tế lên Iran được dỡ bỏ.

Theo Ngoại trưởng Iran Javad Zarif, thỏa thuận quan hệ đối tác này đã được Tổng thống Hassan Rouhani thông qua trong tháng 6, khi Tehran oằn mình hứng chịu doanh số bán dầu sụt giảm khiến kinh tế lao đao vì bị Tổng thống Trump tái áp đặt trừng phạt sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân vào tháng 5/2018.

Giá trị chiến lược

"Iran có một vị trí vô cùng quan trọng trong sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Trung Quốc luôn muốn đưa Iran vào cuộc. Khi người Mỹ theo đuổi chính sách "áp lực tối đa" chống lại Iran, đẩy nước này vào tình cảnh thiếu thốn cực độ, thì Tehran mở cửa với sáng kiến của Trung Quốc", Talmiz Ahmad - cựu Đại sứ Ấn Độ ở một số nước Vùng Vịnh - bình luận.

Thỏa thuận quan hệ đối tác với Trung Quốc còn cần được Quốc hội Iran thông qua. Ngoại trưởng Zarif cho biết, thỏa thuận đã nhận được sự ủng hộ của Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei. Theo New York Times, hai nước sẽ cùng nhau huấn luyện, nghiên cứu và phát triển vũ khí, và chia sẻ thông tin tình báo. Trung Quốc sẽ cung cấp GPS của mình cho Iran, xây dựng cơ sở hạ tầng mạng 5G và phát triển các khu vực thương mại tự do.

"Đây là một thỏa thuận quan hệ đối tác chiến lược dài hạn, với các lĩnh vực năng lượng, kinh tế, hậu cần và quân sự. Iran và Trung Quốc sẽ gắn bó với nhau - hai nước chịu áp lực lớn của Mỹ thấy thoải mái với nhau", ông Ahmad bình luận.

Tác động

Vậy thỏa thuận này có tác động thế nào? Có thể nói, nó sẽ cung cấp một sự bù đắp ngay lập tức cho nền kinh tế Iran vốn đang quay cuồng dưới chính sách "áp lực tối đa" của Mỹ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế mới đây dự báo nền kinh tế Iran - do chịu cấm vận của Mỹ, giá dầu giảm và đại dịch Covid-19 - sẽ thu nhỏ 6% trong năm 2020.

"Iran bị cô lập. Và cơ sở hạ tầng thấp kém. Một thời gian nữa, nó sẽ được nâng cấp. Từ quan điểm của Trung Quốc, Iran sẽ là một đối tác năng lượng, kinh tế, địa chính trị và hậu cần rất lớn, và đóng một vai trò rất quan trọng trong BRI", nhà ngoại giao Ahmad nói thêm.

Trong quan điểm của ông, trật tự thế giới với Mỹ là trung tâm hiện nay đang suy giảm, và một trật tự đa cực mới đang nổi lên, với Trung Quốc đóng một vai trò then chốt. Trong trật tự mới này, Trung Quốc đã củng cố quan hệ với Nga. Iran cũng đã gia nhập. "Xét về sự phát triển của trật tự thế giới mới, thỏa thuận này thực sự làm thay đổi tình thế", Ahmad nói.

Ông còn nhận định, nếu được thông qua, thỏa thuận có thể sẽ "thu hút" các biện pháp trừng phạt từ Mỹ nhằm vào Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố sẽ nhắm đến các công ty Trung Quốc nếu họ đầu tư vào Iran bất chấp cấm vận của Washington. Tuy nhiên, Trung Quốc, nước cũng đang trong cuộc chiến công nghệ và thương mại với Mỹ, dường như rất quyết tâm tiến về phía trước trong quan hệ với Iran.

Thanh Hảo

Trung Quốc tuyên bố 'ăn miếng trả miếng' Mỹ

Trung Quốc tuyên bố 'ăn miếng trả miếng' Mỹ

Trung Quốc tuyên bố sẽ triển khai các đòn trừng phạt "ăn miếng trả miếng" sau một loạt quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Hong Kong. 

顶: 7722踩: 5396