Mới đây,ữsinhgiànhhọcbổngduhọctrườngtopởchâuÂutừngbịcoikhôngđiđếnđâtỷ số chengdu rongcheng Vương Minh Anh là một trong số ít học sinh của Trường THPT Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) giành được thư chấp thuận và học bổng của 8 ngôi trường ở Mỹ, Pháp, Canada; trong đó có Đại học British Columbia – ngôi trường nằm trong top 2 Canada và ESSEC Business School – ngôi trường ở Pháp, nằm trong top 9 trường kinh doanh tốt nhất châu Âu.
Kết quả này là điều nữ sinh chưa từng nghĩ tới ở thời điểm hơn 2 năm về trước.
Vốn theo học trường làng từ những năm cấp 1, suốt quãng thời gian phổ thông, Minh Anh cũng không phải là học sinh nằm trong top đầu của lớp. Vì thế, ước ao “được học trong ngôi trường tốt nhất thế giới” luôn là điều khiến nữ sinh bị trêu chọc.
“Như một cú huých, khi bạn bè không mấy tin vào khả năng của em, em càng muốn chứng minh rằng mình có thể. Vì thế, em quyết định sẽ “apply” học bổng du học. Sau nhiều năm nhìn lại, em thấy đây là lý do khá “trẻ con”, nhưng quả thực, điều này rất hiệu quả trong việc thúc đẩy em tiến bộ hơn mỗi ngày”, Minh Anh nói.
Nghiêm túc chuẩn bị hồ sơ du học từ học kỳ II năm lớp 11, Minh Anh cũng từng nhờ đến sự hỗ trợ của một số trung tâm. Ở thời điểm ấy, điểm GPA trong 2 năm lớp 10 và 11 của nữ sinh chỉ ở mức Khá, chưa tham gia các hoạt động ngoại khóa, cũng không có thành tích gì nổi bật.
“Hầu hết các trung tâm khi nhìn vào hồ sơ của em ở thời điểm ấy đều tư vấn rằng rất khó để em có thể đỗ được vào những trường có thứ hạng cao. Tất cả những ngôi trường em nói muốn vào, các trung tâm cũng đều cho rằng không mấy khả quan”, nữ sinh nhớ lại.
Sau khi nghe được những lời tư vấn ấy, Minh Anh đã khóc rất nhiều vì hụt hẫng. Dù vậy, nữ sinh nói, quyết tâm đi du họccủa em khi ấy vẫn rất lớn.
“Quãng thời gian đầu vô cùng mệt mỏi vì em liên tục phải vượt qua vùng an toàn của bản thân. Mọi thứ trở nên khó khăn vì hồ sơ của em đều đi từ con số 0. Em đã nghiêm túc nhìn lại điểm mạnh, điểm yếu của mình để lên chiến lược cụ thể”.
Minh Anh cho rằng, thành tích học tập chưa bao giờ là một điểm sáng trong hồ sơ của em. Nếu so với các bạn có điểm GPA cao ngất ngưởng, hồ sơ của Minh Anh luôn bị lép vế.
Vì thế, em tập trung phát huy những điều là thế mạnh của mình để bù đắp lại những gì còn thiếu hụt.
Vốn là một người năng động, Minh Anh quyết định tìm kiếm cơ hội tham gia vào các tổ chức, cuộc thi với mong muốn đem đến những giá trị khác nhau cho cộng đồng.
Minh Anh cùng một vài người bạn chung định hướng đã xây dựng ý tưởng về sản phẩm da thuần chay làm từ giấm ăn (Scoby) cùng nhiều nguyên liệu đơn giản khác, có tiềm năng thay thế cho những loại da truyền thống, được sử dụng trong thời trang, đặc biệt là thời trang nhanh.
Ý tưởng này sau đó được nhóm mang tới tham gia cuộc thi Finalist Young Tycoon Business Challenge và lọt vào top 0,25% trong số gần 12.000 hồ sơ tham dự.
Sau cuộc thi này, cả nhóm tiếp tục bắt tay vào cải tiến tính năng và hoàn thiện những điều sản phẩm đang còn thiếu.
Sau hàng loạt “cải cách”, sản phẩm tiếp tục được nhóm đem tới một số cuộc thi và giành giải Nhì cuộc thi Vietnam Young Community Leaders, giải Ba cuộc thi Policy Hack.
Minh Anh cũng là thành viên tham gia cuộc thi Rise up được tài trợ bởi Chính phủ Australia. Cuộc thi này vốn dành cho những bạn trẻ đưa ra sáng kiến thực hiện hóa các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
Nhóm của Minh Anh đã giành giải Nhất nhờ ứng dụng cung cấp dịch vụ tâm lý, kỹ năng và kiến thức về bình đẳng giới cho học sinh, sinh viên. Ngoài ra, ứng dụng này cũng hướng đến mục tiêu giáo dục giới tính và cách đối mặt với vấn đề lạm dụng tình dục.
Ngoài việc tham gia các cuộc thi trong và ngoài nước, nữ sinh còn là trưởng ban thiết kế tại VANG – một tổ chức phi lợi nhuận nhằm giúp đỡ thanh thiếu niên trong quá trình phát triển bản thân, định hướng nghề nghiệp.
Hay với dự án The Physital Project do học sinh các trường chuyên ở Hà Nội sáng lập, nữ sinh cũng tham gia triển khai các hoạt động nhằm cung cấp hành trang liên quan đến sức khỏe tinh thần và thể chất cho đối tượng là học sinh, sinh viên.
Tất cả những hoạt động, cuộc thi này là điều Minh Anh từng nghĩ “rất khó có cơ hội tham gia” vì cho rằng chỉ dành cho học sinh trường chuyên
“Giờ đây, khi nhìn lại, em thấy không ai quan tâm mình đến từ đâu, học ở ngôi trường nào. Việc có chung mục đích khiến em có thể kết nối và tìm được những người bạn đồng hành”.
Dám bước ra khỏi vùng an toàn
Đi từ con số 0, nữ sinh nói, dù xuất phát điểm của em khá khiêm tốn; quãng thời gian nỗ lực để bước ra khỏi vùng an toàn cũng rất khó khăn, nhưng may mắn, em vẫn có niềm tin vào bản thân rằng mình có thể làm được.
“Mỗi người sẽ có thế mạnh, năng lực riêng. Dù em không phải học sinh trường chuyên, lớp chọn, nhưng em biết mình mạnh ở điểm gì và phát huy những điều đó.
Thực tế, các trường đại học không cần người giỏi nhất mà cần tìm kiếm những người phù hợp nhất. Và điều họ muốn nhìn ở ứng viên không chỉ là những con số mà còn là quá trình nỗ lực, phấn đấu”.
Điều Minh Anh thể hiện xuyên suốt trong bộ hồ sơ của mình là mối quan tâm đến các giá trị bền vững, thông qua các ý tưởng kinh doanh, khỏi nghiệp.
Trong bài luận của mình, Minh Anh cũng ví bản thân giống như một chú ve sầu và câu chuyện dằn vặt của con ve ấy.
“Trước đây, em cũng quan tâm đến vấn đề môi trường, nhưng lại không có đóng góp nào thiết thực. Khi ấy, em giống như những chú ve, kêu rất nhiều về việc cần phải quan tâm đến môi trường nhưng lại không tạo ra giá trị thật sự.
Sau đó, em quyết định cần phải “lột xác”, tạo ra những giá trị bền vững hơn cho môi trường. Điều đó thể hiện thông qua ý tưởng tại những cuộc thi em đã tham gia, ví dụ loại da thuần chay sử dụng để thay thế da truyền thống sẽ giúp bảo vệ môi trường và mang giá trị bền vững”.
Giờ đây, khi nhìn lại hành trình đã qua, Minh Anh biết ơn bản thân vì đã nghiêm túc với hành trình “apply” du học.
"Nếu không dám bước ra khỏi vùng an toàn, em sẽ mãi nghi hoặc, tự ti và không bao giờ cho mình cơ hội làm việc với nhiều người giỏi trên khắp đất nước. Những cơ hội ấy đã khiến em trưởng thành và thay đổi tư duy rất nhiều”, Minh Anh nói.
Giành học bổng vào những ngôi trường top đầu thế giới, nữ sinh cho biết, em muốn theo đuổi ngành Quản trị kinh doanh tại Pháp để có cái nhìn bao quát hơn về cách thức hoạt động, vận hành của từng mô hình kinh doanh.
Tự ôn luyện, nữ sinh miền núi đạt giải Olympic, giành học bổng du học Nga
Lô Thị Lâm (21 tuổi, Nghệ An) đang theo học chuyên ngành Luật Kinh tế tại Đại học Luật Hà Nội. Sinh ra và lớn lên ở một huyện miền núi xứ Nghệ, điều kiện học tập khó khăn, Lâm chưa từng nghĩ một ngày nào đó, em có thể thực hiện ước mơ du học.