Những tưởng hành động tráng cốc bằng nước nóng trước khi rót trà chỉ gặp ở những nơi thưởng thức trà,ủquántràmúanướcsôitrángcốcsuốtnămnhờcâunóicủavịbácsĩtỷ số giao hữu câu lạc bộ hoặc chỉ có trong ký ức của mỗi người khi uống trà tại gia đình.
Vậy nhưng, tại một hàng trà đá ở cổng bệnh viện trên phố Phương Mai (Hà Nội), khách uống trà đều được chiêm ngưỡng cảnh "múa nước sôi" trên cốc nhanh thoăn thoắt của chị chủ quán.
Trao đổi với VietNamNet, chị Nguyễn Ngọc Ly (SN 1984, Phú Thọ), chủ quán trà đá cho biết: "Đoạn clip do khách của quán tới quay rồi đăng lên mạng xã hội cho vui. Tôi bận làm không để ý, tới khi nhiều bạn bè nhắc đến tôi mới được xem".
Tính tới ngày 21/9 là vừa tròn 10 năm chị Ngọc Ly mở cửa hàng nước dưới gầm cầu thang tại khu tập thể đối diện cổng Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Khách hàng của chị chủ yếu là người nhà bệnh nhân, bệnh nhân và nhân viên bệnh viện.
Những vị khách từng uống trà đá tại quán của chị không ai xa lạ với việc chị cẩn thận tráng nước nóng từng chiếc cốc trước khi rót trà cho khách. Hành động kỳ lạ với người mới nhưng lại là một thói quen gắn liền với thương hiệu quán trà đá của chị Ly 10 năm nay.
"Ngay khi tôi mở cửa hàng trà đá tại cổng bệnh viện, một tốp khách là bác sĩ ở bệnh viện dưới Hải Phòng lên học ở Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã tới mở hàng cho tôi. Khi uống nước, họ nhờ tôi tráng cốc trước khi rót nước cho họ", chị Ly nhớ lại.
Ngày đầu tiên, chị Ly thu được 54.000 đồng tiền trà đá. Cuối buổi, tốp khách đó quay lại, chị Ly "than thở" thành tích bán hàng của mình. Một anh bác sĩ trong đoàn nói một câu mà chị Ly nhớ mãi và quyết tâm làm theo tới tận bây giờ.
"Anh bác sĩ ấy nói: Thôi, ai cũng như anh chị, em cứ tráng cốc đều tay đi, rồi mọi thứ sẽ thay đổi. Đó cũng là bước ngoặt của tôi. Tôi thích làm như vậy vì thể hiện cá tính và giữ được nét riêng của mình. Nhiều người bảo tôi diễn để quay clip, nhưng thực tế đó là thói quen tôi đã làm 10 năm rồi", chị Ly chia sẻ.
Nhiều người gợi ý chị Ly đun một nồi nước sôi, rồi nhúng cốc vào. Nhưng chị Ly cho biết không gian quán tận dụng gầm cầu thang khu tập thể nên rất nhỏ hẹp. Mỗi ngày có hàng trăm lượt người qua lại, có cả trẻ nhỏ nên nếu để một nồi nước sôi sẽ rất nguy hiểm.
Chủ quán 8X tâm sự: "Tôi chủ động tráng cốc trước mặt mình. Việc làm này tốn nước và mất thời gian nhưng an toàn cho mọi người. Tôi khá vui vì làm như thế".
Mỗi cốc trà nóng giá 3.000 đồng, trà đá cốc nhỏ 4.000 đồng và cốc to nhất giá 5.000 đồng. Mỗi ngày chị Ly không nhớ bán được bao nhiêu cốc nước, cứ hết lại đun. "Cuối tháng chồng trả tiền điện nước nên tôi không để ý, miễn bán hàng nước cũng đủ ăn đủ tiêu cho gia đình là tôi vui rồi", chị Ly cười nói.
Trước khi rót nước cho khách, chị Ly sẽ thực hiện 2 lượt tráng cốc bằng nước sôi. Tráng lượt đầu tiên xong chị sẽ dùng khăn lau miệng cốc, rồi lại tráng tiếp một lượt nước sôi rồi mới rót nước mời khách.
"Chỉ có loạt khách đầu tiên trong ngày thì tôi tráng cốc rồi rót nước luôn, còn với những khách hàng tới sau tôi đều thực hiện đầy đủ quy trình. Khách đông hay ít tôi đều làm như vậy. Ở cổng bệnh viện người ốm có, người khỏe có. Về mặt mỹ quan, và vấn đề vệ sinh tôi cảm thấy an toàn, yên tâm khi tráng nước sôi rồi mới rót trà cho khách".
Bí mật níu chân 3 đời thực khách của bà chủ tiệm bánh mì Nông trường 4963 tuổi, bà Sáu có 33 năm bán bánh mì ở chợ Nông trường 49. Bánh mì của bà có xíu mại thơm ngọt, lại thoang thoảng mùi than củi…