Ngày 8/6,độngthànhcôngtỷEurotrợcấpbándẫntheođuổimụctiêuthamvọlịch bóng đá thổ nhĩ kỳ Uỷ ban châu Âu cho biết, khoản trợ cấp này cùng với 13,7 tỷ Euro huy động từ lĩnh vực tư nhân, đưa quỹ hỗ trợ lĩnh vực chip của châu lục lên khoảng 22 tỷ Euro. Hiện toàn khối đang có tổng cộng 68 Dự án quan trọng vì lợi ích chung (IPCEI), đã được 56 công ty ở 19 quốc gia triển khai.
“Châu Âu phải tự nắm lấy vận mệnh của mình”, uỷ viên thị trường nội khối Thierry Breton viết trong bài đăng trên blog. “Bằng cách làm chủ các chất bán dẫn tiên tiến nhất, EU sẽ trở thành một cường quốc của thị trường này trong tương lai”.
Đầu năm 2021, Uỷ ban châu Âu đã đề xuất Đạo luật chip EU, với mục tiêu tham vọng chiếm 20% thị phần bán dẫn thế giới vào năm 2030. Các dự án IPCEI là một phần trong kế hoạch tổng thể nêu trên.
Cho đến nay, các công ty bán dẫn như Intel, Infineon Technologies AG, STMicroelectronics NV, GlobalFoundries và Wolfspeed đều đã công bố những khoản đầu tư mới. Trong khi đó, TSMC - hãng đúc chip hợp đồng hàng đầu thế giới, cũng đang xem xét xây dựng một xưởng sản xuất tại Đức.
Công ty chip Đài Loan đang thảo luận với chính quyền Berlin về khoản trợ cấp nhà nước có thể lên tới 50% chi phí xây dựng nhà máy bán dẫn mới. Theo quy định, mọi khoản trợ cấp của các quốc gia thành viên phải có sự thông qua của Uỷ ban châu Âu.
Bloomberg cho biết, nhà máy bán dẫn TSMC dự định xây tại Dresden có thể tiêu tốn 10 tỷ Euro (10,7 tỷ USD). Thông thường, các nhà sản xuất chip khác đang nhận mức trợ cấp 40% cho các xưởng xây dựng tại châu Âu.
(Theo Bloomberg)