Hấp dẫn
Theo thống kê của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), tính tới thời điểm này, Việt Namđã có 39 dự án đầu tư nước ngoài vào dược phẩm, trong đó có 26 dự án đi vào hoạtđộng với tổng số vốn đăng ký 302,6 triệu USD, trong đó có 23 dự án đầu tư sảnxuất thuốc, 03 dự án chỉ đầu tư vào dịch vụ bảo quản thuốc.
Trong tổng số 121 nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP tính tại thờiđiểm 30/10/2013, thì đã có 24 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài với 192,9 triệuUSD đầu tư trong đó có 16 nhà máy 100% vốn đầu tư nước ngoài và 8 nhà máy liêndoanh nước ngoài với 40 dây chuyền sản xuất chiếm khoảng 28% tổng trị giá sảnxuất thuốc của các nhà máy dược phẩm trong cả nước.
Với 90 triệu dân và mỗi năm trung bình tăng thêm 01 triệu người, mô hình bệnhtật thay đổi, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao do tuổi thọ tăng, mức sống cảithiện, điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế được cải tiến, cơ chế chính sách thôngthoáng hơn, thị trường dược phẩm Việt Nam hứa hẹn sẽ là “điểm nóng” trong khuvực.
Ông Osamu Igarashi, Cố vấn trưởng của Ủy ban thương mại lành mạnh Nhật Bản chobiết nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang có ý định rót vốn vào lĩnh vực dược phẩmtại Việt Nam trong thời gian tới, việc đầu tư theo hình thức liên doanh hay 100%vốn đầu tư nước ngoài sẽ còn phụ thuộc vào quy định của pháp luật hiện hành củaViệt Nam.
Thị trường dược phẩm phát triển nhanh Theo thống kê của Cục Quản lý Dược, năm 2012, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại Việt Nam đạt 2,6 tỷ USD tăng 9,1% so với năm 2011. Trong đó, giá trị thuốc nhập khẩu chiếm khoảng 50%. Trong 05 năm qua, tiền thuốc bình quân đầu người tăng từ 16,45 USD/người/năm vào năm 2008 lên 29,50 USD/người/năm vào năm 2012. |
Ông Rajmund I.Martyniuk, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc thương mại của Tập đoànPolpharma phát biểu tại lễ ra mắt Văn phòng đại diện tại Việt Nam nhấn mạnh:“Thị trường dược phẩm Việt Nam cực kỳ tiềm năng với dân số đông và ngành dượcphát triển nhanh, đang trở thành một trong những thị trường mới nổi quan trọngnhất của chúng tôi. Việt Nam được coi là nền móng trong chiến lược phát triểncủa chúng tôi vươn ra thị trường khu vực ASEAN”.
Chưa tương xứng tiềm năng
Tuy có những bước khởi sắc nhưng thực tế cho thấy việc thu hút FDI vào lĩnh vựcdược phẩm chưa tương xứng với tiềm năng. Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (BộKế hoạch và Đầu tư) về các dự án đầu tư vào lĩnh vực y dược, chưa có dự án nướcngoài nào đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nguyên liệu hóa dược và dược liệu dùViệt Nam được đánh giá là một trong 4 vùng có sự đa dạng sinh học phong phú nhấttrên thế giới.
Hiện nay, đầu tư FDI vào ngành y tế mới đang khởi sắc rõ rệt ở khu vực xây dựng,vận hành các bệnh viện chất lượng cao để giảm tải, nâng cao chất lượng dịch vụ ytế. Sau thời điểm cam kết của Việt Nam với WTO, đầu tư trực tiếp nước ngoàitrong lĩnh vực dược chủ yếu hướng tới thực hiện quyền nhập khẩu và dịch vụ (dịchvụ logistic, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và chuyên môn).
Vì thế, trong định hướng phát triển theo thành phần kinh tế của Quy hoạch pháttriển ngành công nghiệp dược đến 2020, tầm nhìn 2030, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế)cho biết cần có chính sách phù hợp để khuyến khích mọi thành phần kinh tế, đặcbiệt là các tổ chức sản xuất ngoài quốc doanh tham gia đầu tư vào sản xuất thuốccó dạng bào chế công nghệ cao, thuốc chuyên khoa đặc trị theo quy hoạch pháttriển chung của Nhà nước.
Cần chú trọng thúc đẩy sự phát triển đầu tư của loại hình liên doanh liên kếtvới nước ngoài, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sản xuất nhượng quyềncho các doanh nghiệp nước ngoài đối với các thuốc biệt dược. Cần quảng bá, kêugọi các tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các thuốc thuộcdanh mục thuốc thiết yếu chưa sản xuất được, thuốc có dạng bào chế công nghệcao.
Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách chủ động kêu gọi và tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp tham gia sản xuất các thuốc chứa hoạt chất, dạng bào chế theo quyhoạch này.
Yến Ngọc
相关文章:
相关推荐:
0.5902s , 7505.015625 kb
Copyright © 2025 Powered by Thị trường dược phẩm Việt Nam hấp dẫn nhiều nhà đầu tư_kết quả vô địch hà lan,Betway