Đề án giáo dục truyền thống cho thanh thiếu nhi huyện Bắc Tân Uyên giai đoạn 2015-2020 đặt mục tiêu có khoảng 80% thanh thiếu nhi và 100% đoàn viên,ệnĐoànBắcTânUyênQuantâmgiáodụctruyềnthốngchothếhệtrẻkeo truc tuyen bd hom nay hội viên, đội viên được tuyên truyền, phổ biến giáo dục về lịch sử, truyền thống quê hương, đất nước. Việc thực hiện đề án sẽ nâng cao nhận thức, tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay.
Để đạt được mục tiêu trên, Ban tổ chức đề án và Huyện đoàn Bắc Tân Uyên phối hợp tổ chức các hội thi tìm hiểu truyền thống lịch sử dành cho từng đối tượng; tập trung vào việc giáo dục các kiến thức lịch sử cơ bản cần thiết và phù hợp; các hội thi khuyến khích đoàn viên, thanh thiếu nhi tìm hiểu, học tập, nghiên cứu lịch sử quê hương, đất nước… Mặt khác, Huyện đoàn còn phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện, các ngành liên quan tổ chức hoạt động về nguồn cho thanh thiếu nhi thông qua hành trình đi tìm “địa chỉ đỏ” tại các điểm di tích trong, ngoài tỉnh.
Trong quá trình thực hiện đề án, tổ chức Đoàn từ cấp huyện đến các xã thành lập các đội hình tuyên truyền chuyên giáo dục truyền thống lịch sử với 5 thành viên cấp huyện/56 tuyên truyền viên cấp cơ sở. Hoạt động trọng tâm của đội hình tuyên truyền chuyên là tham gia tuyên truyền các kiến thức lịch sử cơ bản cho đoàn viên, thanh thiếu nhi tại các xã, chi đoàn ấp, liên đội trường học và Đoàn trường trung học phổ thông, các chi đoàn, chi hội thanh niên công nhân. Song song đó, Huyện đoàn tổ chức các lớp tập huấn báo cáo viên, cộng tác viên; bồi dưỡng lực lượng tuyên truyền viên là thành viên các đội hình chuyên. Lực lượng này được định hướng các nội dung trọng tâm của đề án, cập nhật các kiến thức lịch sử quê hương, đất nước, lịch sử Đảng, Đoàn, Hội, Đội… và trao đổi những phương pháp, kỹ năng tuyên truyền, giáo dục lịch sử cho thanh thiếu nhi.
Ngoài ra, Ban tổ chức đề án của huyện cũng biên soạn bộ tài liệu tuyên truyền về những kiến thức lịch sử cần thiết cho từng nhóm đối tượng, gồm tập san nội bộ giới thiệu các di tích lịch sử trong huyện, sổ tay cho tuyên truyền viên; trang bị cho 100% cơ sở Đoàn, Hội, Đội các loại sách, báo về lịch sử, phát hành đến từng chi đoàn, chi hội, chi đội với số lượng 1 năm là 200 tập san, 100 poster tuyên truyền, 5 đầu sách.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền giáo dục lịch sử cũng được Ban tổ chức đề án thực hiện cụ thể trên chuyên mục “Theo dòng lịch sử” trong chương trình phát thanh thanh niên, phát thanh măng non của Đài Truyền thanh huyện. Tại các xã, Ban tổ chức đề án cấp xã xây dựng, củng cố Câu lạc bộ “Nói chuyện truyền thống” và lồng ghép tuyên truyền giáo dục truyền thống trong các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao cho thanh thiếu nhi; đồng thời tuyên truyền, vận động thanh thiếu nhi tích cực tham gia các hoạt động đề án.