Ý kiến chỉ đạo nêu trên là một nội dung trong kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp ngày 23/3 về triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư,êucầusớmcógiảiphápkhuyếnkhíchthúcđẩyngườidândùngdịchvụkýsốtừlịch thi đấu ngoại hạng anh tối thứ 7 định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).
Trong thông báo ngày 29/3 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp này, Văn phòng Chính phủ cũng cho biết, Phó Thủ tướng giao Bộ Công an tiếp tục phối hợp với Ban Dân vận Trung ương và các cơ quan đoàn thể chính trị - xã hội triển khai xây dựng phần mềm dùng chung cho các cơ quan, xác thực định danh với Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư để quản lý hội viên; mở rộng thực hiện với Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam.
Khẩn trương hướng dẫn giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến thực hiện thủ tục cam kết bảo đảm an ninh, an toàn thông tin khi sử dụng dữ liệu dân cư để Bộ LĐTB&XH hoàn thành kết nối CSDL về trẻ em với CSDL quốc gia về dân cư trước ngày 31/3.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an khẩn trương thực hiện các giải pháp “làm sạch” 41 triệu dữ liệu mũi tiêm chủng Covid-19 đã có thông tin về số định danh cá nhân nhưng chưa thể xác thực do sai sót các thông tin về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh... với thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư trong tổng số 80 triệu dữ liệu mũi tiêm chưa thể xác thực, hoàn thành trước 5/4.
Bộ LĐTB&XH khẩn trương chuẩn hóa và làm sạch dữ liệu hiện có trong CSDL an sinh xã hội bằng cách sử dụng dịch vụ xác thực thông tin công dân, bổ sung số định danh từ CSDL quốc gia về dân cư thông qua phương thức kết nối, chia sẻ dữ liệu. Đồng thời, đồng bộ dữ liệu hiện có trong CSDL an sinh xã hội sang CSDL quốc gia về dân cư phục vụ làm giàu dữ liệu dân cư theo đúng lộ trình của Đề án 06.
Đối với Bộ TT&TT, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu phối hợp với Bộ Y tế thực hiện bàn giao và tiếp nhận Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19, hoàn thành trong tháng 3.
Đồng thời, khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn về các thành phần công nghệ thông tin thiết yếu cần thiết và tiêu chuẩn, định mức kèm theo phải đầu tư theo yêu cầu của Đề án 06 làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương đề xuất đầu tư, dự toán kinh phí thực hiện. Trên cơ sở đó, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính hướng dẫn bố trí kinh phí đầu tư, thường xuyên bảo đảm việc triển khai thực hiện đáp ứng lộ trình của Đề án 06.
Việc triển khai dịch vụ ký số từ xa được các chuyên gia nhận định sẽ là nền tảng thúc đẩy các dịch vụ chính phủ điện tử, chuyển đổi số và đặc biệt là các ứng dụng chữ ký số cho cá nhân (Ảnh minh họa) |
Bên cạnh yêu cầu sớm có giải pháp khuyến khích, thúc đẩy người dân sử dụng dịch vụ ký số từ xa (Smart CA) để thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, Bộ TT&TT cũng có trách nhiệm chỉ đạo các nhà mạng kết nối thông tin thuê bao (trừ thông tin mật) với CSDL quốc gia về dân cư để xác thực dữ liệu người dùng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giải quyết tình trạng sử dụng SIM rác. Việc này cần được báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3.
Văn phòng Chính phủ được giao nhiệm vụ đôn đốc các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, đánh giá, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tích hợp, cung cấp các dịch vụ công thuộc thẩm quyền giải quyết lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, đặc biệt là 25 dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân trên môi trường điện tử theo đúng tiến độ của Đề án 06.
Được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 6/1/2022, Đề án 06 nhằm ứng dụng CSDL quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Vân Anh
Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ đề nghị các bộ, tỉnh khẩn trương hoàn thành dứt điểm, có hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là 25 dịch vụ công thiết yếu để phục vụ người dân, doanh nghiệp đã được xác định trong Đề án 06.