Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) vừa phối hợp cùng Cục quản lý MMDS và Kiểm định sản phẩm mật mã - Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức hội nghị phổ biến và tọa đàm với các doanh nghiệp về triển khai Nghị định 58/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm,Đềxuấtlậpdanhmụcsảnphẩmmậtmãdânsựxuấtnhậpkhẩuphảixincấpphénhận định benfica vs dịch vụ MMDS và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm MMDS (Nghị định 58).
Chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016, Nghị định 58 áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ MMDS; xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm MMDS và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Nghị định này thay thế cho Nghị định 73 của Chính phủ ban hành năm 2007 về hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Là một Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An toàn thông tin mạng(ATTTM), một nội dung quan trọng của Nghị định 58 là ban hành Danh mục 8 sản phẩm, 3 dịch vụ MMDS và Danh mục sản phẩm MMDS xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép. Khoản 1 Điều 31 Luật ATTTM quy định, khi kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ thuộc Danh mục sản phẩm, dịch vụ MMDS, doanh nghiệp phải có Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ MMDS. Còn theo khoản 1 Điều 34 Luật ATTTM, khi xuất khẩu, nhập khẩu MMDS thuộc Danh mục sản phẩm MMDS xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, doanh nghiệp phải có Giấy phép.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VNISA Vũ Quốc Thành nhấn mạnh, đây là buổi tọa đàm hết sức ý nghĩa đối với cả cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp thành viên VNISA cũng là những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin - đối tượng áp dụng quy định tại Nghị định 58.
Ông Vũ Quốc Thành cho biết, trong thời gian này, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin cùng lúc phải đọc, hiểu và chuẩn bị thực hiện 2 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật ATTTM gồm Nghị định 58 về MMDS và Nghị định 108/2016/NĐ-CP quy định chi tiết điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng. “Với Nghị định 58 về MMDS, nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong quá trình triển khai. Mặc dù đã đọc song bản thân tôi cũng thấy có nhiều điểm trong Nghị định 58 cần được làm rõ hơn. Buổi tọa đàm này là cơ hội để doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước tăng cường sự hiểu biết để quá trình thực thi pháp luật vừa có lợi cho doanh nghiệp vừa tạo sự dễ dàng cho cơ quan quản lý”, ông Thành nói.
Băn khoăn lớn được nhiều doanh nghiệp như: Viettel, CMC InfoSec, Misoft, Bkav, Netnam, MK Group, Intel… phản ánh là xác định đâu là sản phẩm MMDS thuộc danh mục phải xin cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu. Các doanh nghiệp cho rằng phải làm rõ hơn nội dung này bởi lẽ các cán bộ, nhân viên phụ trách hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp không làm kỹ thuật chuyên sâu sẽ không hiểu được những khái niệm chuyên ngành MMDS.
Vấn đề trên cũng được Hội Tin học Việt Nam đưa ra trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 14/7/2016 đề xuất chỉnh sửa Nghị định 58 về MMDS. Công văn của Hội Tin học Việt Nam nêu rõ: “Điều gây bức xúc, khó hiểu nhất chính là Danh mục sản phẩm MMDS xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép trong Phụ lục II của Nghị định. Về nguyên tắc tất cả các sản phẩm được liệt kê trong Danh mục sẽ thuộc loại sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép vì vậy những sản phẩm CNTT thông thường như máy in các loại (Mã HS 84.43), máy xử lý dữ liệu tự động (Mã HS 84.71), Máy điện thoại các loại (Mã HS 85.17)… cũng sẽ phải xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và nếu như vậy thì đây là một quy định đi ngược lại thông lệ chung của Việt Nam và thế giới, đi ngược lại chủ trương của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh”.