Ngày 20/10/2014 đoàn Việt Namvới sự dẫn đầu của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà tham dựDiễn đàn Tăng trưởng xanh toàn cầu (3GF 2014) lần thứ 4 tại Đan Mạch.
Diễn đàn là hoạt động thường niên được tổ chức bởi Chính phủ Đan Mạch với sựphối hợp đồng sáng kiến của các Chính phủ Hàn Quốc,ảoluậnvềTăngtrưởngxanhởhộinghịtoàncầtl bd hom nay Mexico và sự tham gia củanhiều quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Đan Mạch, bà Helle Thorning-Schmidt nhấn mạnh,trong hơn 3 năm qua, sáng kiến Tăng trưởng xanh đã được các quốc gia hưởng ứngmạnh mẽ, nhiều quốc gia như Đan Mạch, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mexico, Kenya… đangchuyển dịch mạnh mẽ sang nền kinh tế xanh, hạn chế phát thải khí carbon, giảmtác động biến đổi khí hậu.
Với chủ đề: Thay đổi mô hình sản xuất và tiêu thụ theo định hướng bền vững, đoànđại biểu Việt Nam sẽ có tham luận về kết quả thực hiện các sáng kiến tăng trưởngxanh, cũng như các chính sách hợp tác, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng xanh của ViệtNam, thiết lập cơ chế hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng xanh trong các lĩnh vực nănglượng, vận tải, thương mại và sản xuất công nghiệp.
Ngoài ra, đoàn Việt Nam cũng sẽ thảo luận về những khó khăn mà nhiều quốc gia,trong đó có Việt Nam phải đối mặt do phải đầu tư cho chuyển đổi mô hình sản xuấtvà thay đổi thói quen tiêu dùng.
Thứ trưởng Trần Hồng Hà (ngoài cùng bên phải) trong buổi gặp mặt với Bộ trưởng Bộ khí hậu năng lượng và nhà ở Đan Mạch. Ảnh: monre.gov
Hiện Việt Nam đang thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn2011-2015, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 với nhiều tháchthức về ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo chất lượng môi trường và an sinh xã hộitrong bối cảnh quốc tế không thuận lợi và chịu nhiều tác động tiêu cực do tăngtrưởng thấp, khủng hoảng nợ công ở nhiều quốc gia và biến đổi khí hậu.
Để đảm bảo được những mục tiêu phát triển, tháng 9/2012 Thủ tướng chính phủ đãphê duyệt Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh.
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam là mô hình tăng trưởng dựa vào quá trình thay đổicác mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế để khai thác tối đa lợi thế cạnhtranh, tăng hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh, sử dụng hiệu quả tài nguyênthiên nhiên, giảm khí thải nhà kính, đối phó biến đổi khí hậu, góp phần giảm nạnđói nghèo, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam cũng đề ra 3 nhiệm vụ quan trọng là:Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, nănglượng tái tạo, “xanh hóa” sản xuất và “xanh hóa” lối sống và thúc đẩy tiêu dùngbền vững.