Bộ Xây dựng nêu khó khăn trong việc di dời trụ sở bộ, ngành ra khỏi nội đô_ti le wap
Bộ Xây dựng nêu khó khăn trong việc di dời trụ sở bộ,ộXâydựngnêukhókhăntrongviệcdidờitrụsởbộngànhrakhỏinộiđôti le wap ngành ra khỏi nội đô
Trần Kháng(Dân trí) - Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, việc di dời các cơ quan bộ, ngành ra khỏi nội đô Hà Nội còn khó khăn do nguồn vốn thực hiện công tác di dời và xây dựng cơ sở mới.
Chậm di dời do thiếu vốn
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về một số vấn đề chuẩn bị cho phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4.
Liên quan đến việc di dời trụ sở bộ, ngành ra khỏi nội đô Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Bộ đã thực hiện rà soát 36 cơ quan gồm 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, 8 cơ quan thuộc Chính phủ, 6 cơ quan đoàn thể trung ương để xây dựng các phương án quy hoạch cụ thể.
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương bố trí hệ thống trụ sở bộ, ngành theo đề xuất của Bộ Xây dựng, trong đó chỉ đạo tập trung phát triển tại khu Tây Hồ Tây (khoảng 35 ha) và một phần tại khu vực Mễ Trì. Phương án di dời gồm hai nhóm.
Cụ thể, nhóm cơ quan đã xây dựng trụ sở tại vị trí mới và cải tạo chỉnh trang tại chỗ bao gồm 23 cơ quan. Trong đó, 8 cơ quan đã được bố trí quỹ đất và thực hiện đầu tư xây mới gồm Bộ Nội vụ; Bộ Tài nguyên - Môi trường; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Thanh tra Chính phủ; Ủy ban Dân tộc; Trung ương Hội Nông dân.
15 cơ quan thực hiện tại chỗ gồm: Bộ Quốc phòng; Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước; Văn phòng Chính phủ; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học kỹ thuật Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam.
Học viện Chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Nhóm cơ quan đề xuất di dời gồm 13 cơ quan gồm: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục - Đào tạo; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin - Truyền thông; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng (các cơ quan này đã đề xuất xây dựng trụ sở mới tại khu vực quy hoạch xây dựng các trụ sở bộ, ngành); Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ rõ một số khó khăn, hạn chế, trong đó công tác di dời đòi hỏi nhu cầu vốn ngân sách rất lớn.
Nguồn vốn thực hiện công tác di dời và xây dựng cơ sở mới chưa được bố trí, chưa có phương án huy động nguồn lực xây dựng (cơ chế chính sách, sử dụng quỹ đất sau khi di dời, hình thức huy động nguồn lực, phối hợp các cơ quan liên quan).
Ngoài ra, theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, các bộ, ngành và Hà Nội chưa triển khai đúng tiến độ việc lập quy hoạch và xây dựng các đề án di dời theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (danh mục, tiêu chí, lộ trình, biện pháp di dời).
Đang hoàn thiện đồ án quy hoạch hệ thống trụ sở bộ ngành
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ Xây dựng đã hoàn thành tổ chức cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch, kiến trúc tổng thể khu trụ sở làm việc các bộ, ngành tại khu vực Tây Hồ Tây theo nhóm cơ quan đề xuất di dời.
Trên cơ sở kết quả thi tuyển, Bộ đang chỉ đạo hoàn thiện đồ án quy hoạch hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, ngành Trung ương, làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt. Đồng thời có văn bản gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, cơ quan có liên quan về đồ án quy hoạch khu trụ sở bộ, ngành tại Tây Hồ Tây và Mễ Trì (Hà Nội).
Đến ngày 16/9 năm nay, Bộ đã nhận đủ văn bản góp ý, trong đó đa số đồng thuận với các nội dung chính của đồ án; một số cơ quan bổ sung, làm rõ nhu cầu sử dụng trong tương lai. Bộ cũng đã tiếp thu các ý kiến đóng góp đồ án được chỉnh sửa, bổ sung các nội dung phù hợp.
Bộ đang triển khai lấy thêm ý kiến cộng đồng dân cư tại các khu đất thuộc phạm vi ranh giới nghiên cứu lập đồ án quy hoạch phường Mễ Trì và Trung Văn (Nam Từ Liêm), phường Xuân La (Tây Hồ), phường Xuân Tảo (Bắc Từ Liêm)). Công tác này dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 11 năm nay và trình Thủ tướng Chính phủ trong năm nay để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
Về giải pháp đặt ra trong thời gian tới, Bộ Xây dựng đề nghị các bộ, ngành và UBND TP Hà Nội cần thúc đẩy tiến độ lập các quy hoạch, xác định danh mục cơ sở cần phải di dời, lộ trình di dời, biện pháp thực hiện và xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ di dời...
Bộ Tài chính tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, UBND TP Hà Nội, UBND các tỉnh trong vùng thủ đô xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ di dời, đảm bảo phù hợp với mục tiêu.
相关文章
Karik bật khóc, hối hận vì chọn sai chủ đề cho G
Tối 14/11, Rap Việt mùa đầu tiên đã chính thức khép lại với vòng chung kết trao giải trực tiếp, ngườ2025-01-24Giao cấu trái ý muốn dẫn đến có thai có phạm tội hiếp dâm không?
Luật sư tư vấn:Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi í2025-01-24Tìm hiểu phong thủy nhà ở với màu sơn dành cho người mạng Kim
- Việc chọn màu sắc hợp lý trong phong thủy nhà ở có ý nghĩa quan trọng, giúp gia chủ có cảm giác a2025-01-24Đề xuất hỗ trợ giáo viên mầm non tư thục ở TP.HCM 800.000 đồng/tháng
Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có tờ trình UBND TP về chính sách phát triển giáo dục mầm non ở địa bàn có khu c2025-01-24Rùng mình chứng kiến mát xa bằng dao
Theo New Straits Times, Hội phúc lợi công cộng thế giới hiện đang cung cấp dịch vụ trên tại Occupy B2025-01-24- Đội hình ra sân của LiverpoolNgay đầu trận, Darwin Nunez đưa được bóng và2025-01-24
最新评论