Wall Street Journal cho rằng,ìsaoApplethấtthủtrướccôngtytíhonTrungQuốbóng da.wap có cả một chiến dịch nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của các hãng công nghệ lớn nước ngoài tại Trung Quốc mà Apple là nạn nhân mới nhất. Apple giờ đã hiểu rằng xâm nhập vào nền kinh thế lớn thứ 2 thế giới không đơn giản như họ tưởng. Baili – hãng di động vô danh có trụ sở tại Thâm Quyến – vừa giành được một lệnh cấm bất ngờ, cấm bán iPhone 6 và 6 Plus tại Bắc Kinh do vi phạm bản quyền thiết kế smartphone. Apple cho biết lệnh cấm hiện đang bị treo lại và việc bán hàng không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, phán quyết này làm dấy lên những thách thức cho sự hiện diện của các ông lớn phương Tây tại Trung Quốc- nơi các công ty bản địa ngày một trưởng thành trong khi chính quyền ngày càng siết chặt luật chơi dành cho người nước ngoài. Là một trong những thương hiệu được yêu thích nhất tại Trung Quốc, Apple từ lâu được xem là miễn nhiễm với sự giám sát từ chính quyền – vốn trước đây tập trung vào các nhà sản xuất thiết bị như router và server.
Người Mỹ tin rằng, Apple đại diện ưu tú nhất có khả năng bán nội dung di động tại Trung Quốc – nơi nhiều ông lớn khác thất thủ. Tuy nhiên, sự khắc nghiệt của thị trường Trung Quốc đang hiện ra trước mắt Apple. Tại sao Apple thất thủ? Công ty đệ đơn kiện Apple – Baili – gần như vô danh bên ngoài Trung Quốc. Nó còn không có website riêng. Baili có vẻ là một cái tên khác của DigiOne – một hãng startup nổi tiếng hơn – với những chiếc di động giá rẻ giống Xiaomi. Thực tế, mối quan hệ giữa Baili và DigiOne không rạch ròi, mặc dù Xu Guoxiang được xem là ông chủ của cả 2. Tên của 2 công ty này đều có mặt trong tài liệu kiện Apple. Ông Xu từng là Giám đốc marketing toàn cầu mảng thiết bị cầm tay của Huawei trước khi sáng lập ra Digione năm 2006. Năm 2013, công ty Internet lớn nhất Trung Quốc là Baidu trở thành nhà đầu tư lớn nhất của DigiOne. Có được sự chống lưng của tập đoàn công nghệ mạnh nhất Trung Quốc, dễ hiểu khi hãng di động vô danh này có thể giành chiến thắng về sở hữu trí tuệ trước một trong những công ty công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Người sáng lập ra Baidu – Robin Li – là một đại biểu của Ủy ban tư vấn chính trị của chính phủ Trung Quốc. Không phải chuyện đùa Đây không phải lần đầu Apple bị dính vào cuộc chiến sở hữu bản quyền tại Trung Quốc. Năm 2012, họ phải trả 60 triệu USD để mua thương hiệu iPad từ một công ty Trung Quốc. Tuy nhiên, Apple phải đối mặt với cuộc chiến khó khăn hơn trong lần này, theo Edward Lehman – luật sư chuyên về sở hữu trí tuệ tại Bắc Kinh, bởi họ đã thất bại trong việc vô hiệu hóa bằng sáng chế của Baili vào năm ngoái. Theo Cục sở hữu trí tuệ Trung Quốc, Baili xin cấp bằng sáng chế cho thiết kế bên ngoài của smartphone 100C vào tháng 1/2014 và được chấp thuận vào tháng 7. Apple chỉ xin cấp bằng sáng chế vào tháng 3/2015 và được chấp thuận vào tháng 12 cùng năm. Bắc Kinh đưa ra phán quyết cấm bán iPhone 6, 6 Plus do vi phạm bản quyền sáng chế. Văn bản này được phát hành ngày 19/5. Sau đó, không rõ tại sao thông tin trên bị rò rỉ trên mạng và được báo chí Trung Quốc đăng tải trong tuần này. Phán quyết trên chỉ có hiệu lực tại thành phố Bắc Kinh. Apple tháng trước đệ đơn lên Tòa án sở hữu trí tuệ - đơn vị nắm giữ thẩm quyền cao nhất về quyền sở hữu trí tuệ - lật đổ phán quyết của Bắc Kinh. Tòa án cần vài tháng để điều tra. Trong thời gian đó, lệnh cấm bán của Bắc Kinh tạm thời không có hiệu lực. Nhà phân tích Steve Milunovich của UBS cho rằng, nguy cơ về việc iPhone 6, 6 Plus bị cấm bán có thể đã “bị thổi phồng”, tuy nhiên, nó sẽ là mối lo hiện hữu của Apple trong thời gian dài bởi “chính quyền có thể đưa ra các quyết định có lợi cho nhà sản xuất trong nước”. Trên thực tế, một vài cửa hàng di động tại bắc Kinh đã dừng bán iPhone 6 và 6 Plus nhiều tháng nay.
TheoZing |