Cá thính (hay còn gọi là cá ủ thính,ĐặcsảncáthínhLậpThạchởVĩnhPhúckháchkhótínhcũkéo bóng đá hôm nay cá muối chua) là một trong những món ăn nổi tiếng của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Vào thời điểm cấy lúa chiêm, nước trong các ao đầm cạn dần, người dân địa phương sẽ đi bắt cá về làm món ăn.
Ban đầu, người dân đem cá ủ thính để kéo dài thời gian bảo quản và sử dụng. Lâu dần, món ăn có phương pháp chế biến độc lạ này trở thành đặc sản mang thương hiệu riêng của vùng chiêm trũng, hút khách thập phương tìm mua.
Chị Hoa - chủ một cơ sở chế biến cá thính ở Lập Thạch cho biết, món ăn này được chế biến từ hai nguyên liệu đơn giản, quen thuộc là cá sống và thính gạo.
Tuy nhiên, “muốn làm cá thính ngon chuẩn vị và chín đều thì phải chú ý nhiều yếu tố. Ngoài kinh nghiệm của người đầu bếp, để món ăn đạt chất lượng còn phụ thuộc vào việc chọn lựa nguyên liệu như thế nào”, chị cho hay.
Theo chị Hoa, cá ủ thính phải được chọn kỹ, chỉ lựa những con còn tươi sống, cỡ lớn và thịt dày, ít xương nhỏ như cá trắm, cá chép,... Các loại cá nhỏ hơn như cá diếc, cá rô cũng có thể làm món này nhưng để cả con, không cắt khúc.
Về phần thính, tùy từng nơi mà người ta sử dụng thính làm từ ngô hoặc gạo. Song, theo kinh nghiệm của chị Hoa, thính được làm từ hỗn hợp ngô với đỗ tương có độ ngon và thơm hơn.
“Sau khi các nguyên liệu được rang chín, có độ giòn và dậy mùi thơm thì đổ ra cho nguội. Quá trình rang cần lưu ý để lửa nhỏ, đảo đều tay, tránh làm gạo, đỗ bị cháy.
Đặc biệt, hỗn hợp được đem giã nhỏ thành hạt li ti chứ không nghiền mịn như bột. Cách làm này giúp thính không dính bết vào cá. Cá cũng giữ được độ khô, đảm bảo thịt săn hơn, không bị tanh hay chảy nước”, chị Hoa nói thêm.
Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu, người ta bắt đầu chế biến. Cá mua về giữ nguyên vảy, lọc bỏ ruột rồi rửa sạch, cắt khúc. Phần thân được rạch vài đường nhỏ để gia vị tẩm ướp ngấm đều hơn.
Tiếp đến, người ta đem cá đi ủ muối. Tùy từng mùa mà tỷ lệ cá với muối được gia giảm liều lượng khác nhau, phổ biến nhất là tỷ lệ 10kg cá tươi với 1,5kg muối.
Để cá ngấm đều muối, đảm bảo đủ độ chua, người địa phương xếp cá đã ủ muối vào lọ thủy tinh hoặc chum sành, ủ từ 4 đến 10 ngày (tùy nhiệt độ, thời tiết).
Chờ cá ủ muối vừa độ, người ta lấy ra, ép mạnh cho cá chảy hết nước. Cách làm này giúp loại bỏ mùi tanh và nhớt cá, đồng thời giảm độ mặn, giữ phần thịt săn hơn để cá khi chế biến có hương vị đậm đà, dễ ăn.
Khi cá khô và se bớt, người ta dùng thính xoa đều khắp các mặt cá để thính bám đầy từ trong ra ngoài, tạo lớp vỏ vàng ươm, dậy mùi thơm hấp dẫn.
Cá ướp thính xong lại tiếp tục được xếp cẩn thận vào lọ sành (chum, hũ hoặc vại đều được), cứ một lớp cá lại rải một lớp thính, lần lượt cho tới khi đầy lọ. Riêng lớp thính trên cùng phải phủ thật dày.
Tùy thói quen từng vùng và khẩu vị từng người mà bà con địa phương còn cho thêm lá ổi bánh tẻ vào lọ cá ướp thính để món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn.
Một số hộ còn sử dụng rơm khô, sạch hoặc lựa mo cau, cắt miếng vừa khít miệng hũ rồi xếp lên trên cùng, cài thật chặt để cá ngấm thính và lên men thành công.
Thông thường, món cá thính tốn khoảng 3-4 tháng mới hoàn thiện và đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, tùy điều kiện thời tiết, thời gian ủ có thể lâu hơn.
Cá thính có thể thưởng thức ngay hoặc đem chế biến thành nhiều món ăn nhưng ngon và phổ biến nhất là cá nướng. Từng miếng cá được kẹp vào thanh tre tươi, nướng trên bếp than củi cho đến khi dậy mùi thơm.
Món ăn này được người địa phương nhận xét là "tốn cơm", có thể thưởng thức bất kỳ mùa nào trong năm. Vì cá đã được tẩm ướp gia vị nên không cần chấm mắm, mùi vị đậm đà, ăn kèm cơm nóng rất ngon.
Những thực khách từng ăn món này nhận xét, thịt cá không bị khô như cá mắm, không nhão như cá rán hay cá tươi. Thịt cá khi gỡ ra sẽ thấy màu hồng đậm, có vị chua, mặn hài hòa dễ ăn, chiều lòng được cả những vị khách khó tính.
Lần đầu ăn món Việt, trưởng bản ở châu Phi liên tục khen ngonBữa cơm truyền thống kiểu Việt gồm một số món quen thuộc khiến người dân châu Phi xúc động vì được ăn ngon và có thể cảm nhận không khí gia đình quây quần, ấm áp.