TổngBí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW của Bộ Chính trị vềviệc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng(khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
BáoBình Dương trân trọng giới thiệu toàn văn chỉ thị:
Hộinghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã bàn và thống nhất banhành Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Đây là nghịquyết cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về lĩnh vực xâydựng Đảng,ỉthịcủaBộChínhtrịvềviệcthựchiệnNghịquyếtTrungươngkhóvô địch úc có ý nghĩa rất quan trọng, được toàn Đảng, toàn dân đặc biệt quantâm. Để thực hiện có hiệu quả nghị quyết này, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy,tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thựchiện tốt các nội dung sau đây:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
-Thực hiện nghị quyết phải tạo được chuyển biến rõ rệt, khắc phục được những hạnchế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng ngay trong nhiệm kỳ khóa XI, nhằm xâydựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sứcchiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin trong Đảng và nhân dân.
-Làm tốt công tác xây dựng Đảng là cơ sở để xây dựng, nâng cao chất lượng hoạtđộng của cả hệ thống chính trị, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị, pháttriển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, mở rộng quan hệ đốingoại, chăm lo đời sống nhân dân và cũng là căn cứ để xem xét, sàng lọc, xây dựngđội ngũ cán bộ, chuẩn bị quy hoạch cấp ủy, các chức danh chủ chốt các cấp nhiệmkỳ tới.
-Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết với quyết tâm chính trị cao trong toànĐảng. Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấpủy Đảng, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, nhất là người đứng đầu, phải thật sựgương mẫu làm trước. Phải làm kiên quyết, kiên trì, xác định rõ lộ trình thựchiện, thời gian hoàn thành; làm từng bước vững chắc, thường xuyên kiểm tra,giám sát, đôn đốc thực hiện.
-Xây dựng Đảng là công việc hệ trọng, khi thực hiện phải bình tĩnh, tỉnh táo,không nóng vội, cực đoan; giữ đúng nguyên tắc, không để các thế lực thù địch,những phần tử cơ hội lợi dụng, kích động, xuyên tạc, đả kích gây rối nội bộ;đồng thời không được để rơi vào trì trệ, hình thức, không làm chuyển biến đượctình hình.
II. NỘI DUNG VÀ CÁCH LÀM
1.Tổ chức học tập, nghiên cứu, phổ biến, quán triệt nghị quyết của Trung ương,chỉ thị, kế hoạch thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị
-Tổ chức tốt các hội nghị học tập, nghiên cứu, phổ biến, quán triệt nghị quyếtcủa Ban Chấp hành Trung ương, chỉ thị của Bộ Chính trị cho cán bộ, đảng viên vàcác đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến cơ sở theo kế hoạch của Bộ Chính trị vàhướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương. Phải nhận thức thật đầy đủ và sâu sắcmục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung, nắm vững những quan điểm, tư tưởng chỉđạo, những công việc phải làm, trên cơ sở đó tạo chuyển biến rõ rệt về nhậnthức, tạo sự thống nhất ý chí và hành động trong Đảng và sự đồng thuận trongnhân dân để tích cực thực hiện nghị quyết.
-Đồng chí đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng trực tiếp chỉ đạo tổ chức việc học tập,nghiên cứu, quán triệt, xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện nghị quyết tại địaphương, cơ quan, đơn vị.
-Tổ chức nghiên cứu, quán triệt nghị quyết bảo đảm nghiêm túc, chất lượng, hiệuquả, không phô trương, hình thức hoặc làm lướt. Phổ biến, tuyên truyền nghịquyết bằng nhiều hình thức phong phú, thích hợp.
2.Về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên
2.1.Nội dung kiểm điểm
Cáccấp ủy, tổ chức Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên kiểm điểm tự phê bình và phê bìnhtheo các nội dung nghị quyết đã nêu. Cụ thể là: (1) Về tư tưởng chính trị, đạođức, lối sống; việc thực hiện quy định về những điều đảng viên không được làm;trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng và từng đảng viên, của người đứng đầu vềtình trạng cán bộ, đảng viên suy thoái. (2) Những hạn chế, yếu kém trong côngtác cán bộ, nhất là trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm, đềbạt, luân chuyển, bố trí cán bộ; tình trạng một số trường hợp bố trí cán bộkhông đúng, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, quản lý, sự phát triển củangành, địa phương. (3) Những hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện nguyên tắc“tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, quyền hạn và trách nhiệm cá nhân trongthực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đặc biệt là của người đứng đầu...Trong 3 nội dung này, nội dung thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt và cấp báchnhất.
Khikiểm điểm, cần tập trung liên hệ, làm rõ những hạn chế, yếu kém cụ thể nêutrong Nghị quyết Đại hội XI và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), làm rõ tạisao những hạn chế, khuyết điểm đã chỉ ra nhiều năm, nhưng chậm được khắc phục.
2.2.Đối tượng kiểm điểm và nơi kiểm điểm
Cáccấp ủy, tổ chức Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng, từ Trung ươngđến cơ sở đều phải tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình. Các đồng chícấp ủy viên kiểm điểm ở chi bộ, ở ban thường vụ (nơi không có ban thường vụ thìkiểm điểm ở cấp ủy) hoặc ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan(nơi không có ban cán sự Đảng, Đảng đoàn); các đảng viên khác kiểm điểm tại chibộ đang sinh hoạt.
2.3.Phương châm, phương pháp tiến hành
-Tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình phải nhìn thẳng vào sự thật, đánhgiá đúng sự thật, nhất là những mặt còn yếu kém, không nể nang, né tránh; đề racác biện pháp khắc phục, sửa chữa thiết thực, khả thi. Thực hiện các giải phápbảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, kết hợp “chống và xây”, “xây vàchống”, nói đi đôi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệnhất hiện nay. Khắc phục tư tưởng coi khuyết điểm chỉ là của người khác, đơn vịkhác.
-Việc tổ chức kiểm điểm phải thật sự dân chủ, nghiêm túc, thẳng thắn với tinhthần xây dựng, đúng yêu cầu, nội dung, cách làm, thời gian mà Trung ương và BộChính trị đã đề ra. Trước khi kiểm điểm, phải tổ chức lấy ý kiến góp ý của cấpủy, tổ chức Đảng trực thuộc, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hộicùng cấp và các đồng chí nguyên là cấp ủy viên cùng cấp. Ủy ban kiểm tra chủtrì phối hợp với ban tổ chức, ban tuyên giáo, ban dân vận, văn phòng và các cơquan liên quan kiến nghị với cấp ủy (hoặc thường vụ cấp ủy) nội dung gợi ý kiểmđiểm cho tập thể, cá nhân ở những nơi cần thiết. Sau khi kiểm điểm, báo cáo kếtquả với cấp trên và thông báo với cấp dưới và các cơ quan lấy ý kiến góp ý.
-Bộ Chính trị, Ban Bí thư (tập thể và cá nhân), các đồng chí Ủy viên Trung ươngĐảng kiểm điểm trước với tinh thần gương mẫu để cấp ủy, cán bộ, đảng viên cấpdưới thực hiện theo. Cấp ủy, tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên kiểm điểm tự phêbình và phê bình không đạt yêu cầu phải kiểm điểm lại; kiên quyết xử lý kỷ luậtnhững cấp ủy, tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên không tự giác kiểm điểm tự phêbình và phê bình, không tự nhận được sai lầm, khuyết điểm, không khắc phục đượcnhững hạn chế, khuyết điểm đã được nêu ra. Những trường hợp có vi phạm, tự giáckiểm điểm, tự phê bình nghiêm túc, tích cực sửa chữa, khắc phục sẽ được xem xétgiảm hoặc miễn xử lý kỷ luật.
-Kiểm điểm tự phê bình và phê bình là việc làm vừa cấp bách vừa lâu dài, do đócác cấp ủy, tổ chức Đảng, từng đảng viên phải thường xuyên tự giác xem xét,nhìn lại mình để phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, không chờ đến khi tổchức hội nghị kiểm điểm. Sau đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghịquyết Trung ương 4 lần này, cần duy trì nghiêm túc nền nếp, chế độ tự phê bình,phê bình hàng năm, gắn với kiểm điểm theo chức trách, nhiệm vụ được giao và lấyphiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo trong cơ quan Đảng, Nhà nước,đoàn thể. Định kỳ hàng năm, cấp ủy, tổ chức Đảng có hình thức thích hợp thôngbáo kết quả kiểm điểm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân biết, đóng góp ý kiến.Định kỳ tổ chức để nhân dân góp ý xây dựng Đảng thông qua Mặt trận Tổ quốc vàcác đoàn thể chính trị - xã hội các cấp.
3.Thực hiện các nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt Đảng; về cơ chế,chính sách và công tác giáo dục chính trị, tư tưởng
3.1.Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị khẩntrương rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, xây dựng mới để thực hiện các quyđịnh, quy chế, cơ chế, chính sách mà nghị quyết đã đề ra. Chú trọng các vấn đềvề nguyên tắc, chế độ sinh hoạt Đảng; về tổ chức bộ máy các cơ quan trong hệthống chính trị; đổi mới các khâu trong công tác cán bộ; xây dựng quy hoạch cánbộ cấp Trung ương; quy định thẩm quyền và trách nhiệm người đứng đầu, về quảnlý, sử dụng, kiểm soát vốn và tài sản Nhà nước...
3.2.Thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức gắn vớiđẩy nhanh cải cách, thực hiện sớm chế độ tiền lương, nhà ở, chống bình quân,cào bằng; chống đặc quyền, đặc lợi. Hướng dẫn để cán bộ, đảng viên thực hiện kêkhai tài sản theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước; xử lý nghiêm những ngườikê khai không đúng.
3.3.Thực hiện có hiệu quả các giải pháp về tuyên truyền, giáo dục chính trị, tưtưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là những nội dung liên quan đếnviệc thực hiện nghị quyết này. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập, làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạtđộng “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Chủ động ngăn ngừa, đấutranh phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng. Làmtốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trongĐảng, sự đồng thuận trong xã hội.
3.4.Các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương khẩntrương rà soát các vụ việc tham nhũng, tiêu cực, những vụ việc có thông tinhoặc đơn, thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo mà dư luận quan tâm, thanh tra, kiểmtra, điều tra, kết luận làm rõ; xử lý kịp thời, nghiêm minh những người viphạm. Đối với những vụ án đã khởi tố, cần khẩn trương kết thúc điều tra để sớmđưa ra truy tố, xét xử theo đúng quy định của pháp luật.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
-Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy, các ban Đảng,ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, Đảng ủy đơn vị sựnghiệp Trung ương, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, người đứng đầu cấp ủytrực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện nghị quyết. Ở các cấp không lập banchỉ đạo thực hiện nghị quyết mà tổ chức bộ phận thường trực gồm đồng chí bíthư, phó bí thư thường trực, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra, trưởng ban tổ chức,trưởng ban tuyên giáo, trưởng ban dân vận giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo và xửlý kịp thời những vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai và thực hiện nghịquyết.
-Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư thaymặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nghịquyết tại một số cấp ủy, tổ chức Đảng ở Trung ương và địa phương.
-Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng, ngườiđứng đầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, ban, ngành ở Trung ương, địa phương phảigương mẫu thực hiện và chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc tổ chức thựchiện nghị quyết.
-Căn cứ vào nghị quyết của Trung ương, chỉ thị và kế hoạch của Bộ Chính trị, sựchỉ đạo hướng dẫn của các ban Đảng Trung ương và các cơ quan cấp trên, các cấpủy và tổ chức Đảng các cấp, các ngành phải xây dựng chương trình kế hoạch triểnkhai thực hiện nghị quyết một cách khẩn trương, nghiêm túc, thiết thực, có sựphân công trách nhiệm cụ thể, chặt chẽ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địaphương, đơn vị.
-Giao Ban Tổ chức Trung ương chủ trì phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương,Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảngtheo chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ động phối hợp với các cơ quan liênquan hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghịquyết; 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết với Bộ Chính trị,Ban Bí thư.
Chỉthị này phổ biến tới chi bộ.