Nhận lời mời của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab,ủtướnglênđườngthămchínhthứcTrungQuốcdựHộinghịWEFThiênTâlịch thi đấu bóng đá tối nay và ngày mai Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Trung Quốc và dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của WEF từ ngày 25-28/6.
Tham gia tháp tùng Thủ tướng có: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng TN-MT Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước Nguyễn Hoàng Anh, Thứ trưởng Công an Lương Tam Quang, Thứ trưởng thường trực Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ; Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai, Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Bùi Văn Thạch. Trong chuyến công tác lần này còn có sự tham gia của lãnh đạo một số bộ ngành và địa phương.
Đây là chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh năm 2023 kỷ niệm 15 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra sau chuyến thăm thành công mang ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc (từ ngày 30/10 đến ngày 1/11/2022), quan hệ giữa hai Đảng, hai nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới với nhiều thời cơ và thuận lợi.
Theo Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính có 3 ý nghĩa rất quan trọng.
Thứ nhất, đây là chuyến thăm tiếp nối truyền thống tiếp xúc và giao lưu cấp cao giữa hai nước, thể hiện sự coi trọng của hai Đảng, hai nước trong quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc và quyết tâm phát triển mối quan hệ này ngày càng bền vững hơn, ổn định hơn và thực chất hơn.
Thứ hai, chuyến thăm là một bước phát triển mới rất quan trọng, nhằm cụ thể hóa và triển khai những kết quả thực chất của chuyến thăm hết sức thành công của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc (từ ngày 30/10 đến ngày 1/11/2022), đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế khu vực và thế giới suy giảm.
Chuyến thăm này sẽ tập trung vào tìm ra các biện pháp cụ thể để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, đặc biệt là giao lưu thương mại hàng hóa giữa biên giới hai nước, giữa các địa phương ngoài nước cũng như tìm cách tháo gỡ nhằm thúc đẩy triển khai các dự án hạ tầng lớn còn tồn tại giữa hai nước.
Thứ ba, chuyến thăm lần này cũng sẽ góp phần tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy việc tìm ra những giải pháp đối với những vấn đề còn khác biệt, trong đó có vấn đề trên biển, tăng cường giao lưu giữa người dân, giữa địa phương hai bên. Từ đó góp phần làm cho mối quan hệ hai nước ngày càng ổn định hơn, thực chất hơn và bền vững hơn, góp phần vào hòa bình, ổn định hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
Đây cũng là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường.
Đầu tháng 4 vừa qua, hai Thủ tướng đã có cuộc điện đàm. Hai Thủ tướng nhất trí, tình hữu nghị truyền thống "vừa là đồng chí, vừa là anh em" Việt-Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các thế hệ lãnh đạo tiền bối hai nước gây dựng và dày công vun đắp là tài sản chung quý báu của hai Đảng, hai nước cần không ngừng kế thừa, bảo vệ và phát huy.
Hai Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ song phương đối với sự phát triển của mỗi nước cũng như hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực và trên thế giới.
Chuyển tải thông điệp lớn về định hướng phát triển của Việt Nam
Nhân chuyến thăm lần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự WEF Thiên Tân, do WEF phối hợp với Chính phủ Trung Quốc tổ chức.
Với chủ đề "Doanh nghiệp: Động lực của kinh tế toàn cầu", Hội nghị WEF lần này có hơn 100 phiên họp, tập trung vào các vấn đề như điều chỉnh tăng trưởng, chuyển đổi năng lượng và nguyên liệu, bảo vệ thiên nhiên và khí hậu, tiêu dùng sau đại dịch, Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu, ứng dụng đổi mới sáng tạo.
Với vai trò là đối tác tin cậy, thành viên trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ tích cực đóng góp, phối hợp với các đối tác quốc tế giải quyết những vấn đề toàn cầu nhằm duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực và thế giới.
Thông qua hội nghị lần này, Việt Nam mong muốn quảng bá những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, chuyển tải thông điệp lớn về mục tiêu, quan điểm, định hướng phát triển của Việt Nam.
Đây cũng là cơ hội để Việt Nam nắm bắt những vấn đề, xu thế mới của kinh tế thế giới, trao đổi về tư duy phát triển và quản trị ở tầm toàn cầu, khu vực và quốc gia trong bối cảnh kinh tế thế giới chuyển đổi sâu sắc.
Việc tăng cường hợp tác với các tập đoàn toàn cầu và khu vực, đặc biệt doanh nghiệp của Trung Quốc, nhằm thu hút các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển đất nước, cũng là một mục tiêu quan trọng của Việt Nam khi tham dự hội nghị lần này.