您的当前位置:首页 >Cúp C1 >Ngành Công Thương “khát” nhân lực chất lượng cao trong CMCN 4.0_nhận định u23 hàn quốc 正文

Ngành Công Thương “khát” nhân lực chất lượng cao trong CMCN 4.0_nhận định u23 hàn quốc

时间:2025-01-17 00:37:13 来源:网络整理编辑:Cúp C1

核心提示

Tin thể thao 24H Ngành Công Thương “khát” nhân lực chất lượng cao trong CMCN 4.0_nhận định u23 hàn quốc

Kinh nghiệm quốc tế

Thekhátnhận định u23 hàn quốco Bộ Công Thương, tại Đức, mô hình đào tạo kép đã mang lại cho quốc gia này nguồn nhân lực kỹ thuật có chất lượng cao.

Đức đã xây dựng môi trường học tập hài hòa giữa đặc thù thực tế doanh nghiệp và tính hàn lâm của nhà trường cho người học. Các công ty tập trung vào việc cung cấp kiến thức và kỹ năng thực tế, đặc biệt là kiến thức và kỹ năng phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

Nhà trường cung cấp khối kiến thức lý thuyết cơ bản và mang tính học thuật. Đến nay, hơn 65% học sinh trong nhóm độ tuổi này đã chọn hình thức đào tạo nghề kép.

Đặc biệt, theo quy định của Chính phủ, học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông bắt buộc có thể tham gia vào học nghề.

Tham gia vào hệ thống đào tạo nghề, người học có thể lựa chọn hình thức đào tạo toàn bộ tại trường hoặc hệ thống đào tạo nghề kép. Học sinh tham gia mô hình này được dạy các kỹ năng cơ bản của ngành nghề đã chọn và sau đó được đào tạo chuyên sâu.

Chi phí đào tạo cho phần học tại trường thường do chính quyền địa phương trả thông qua chương trình học bổng với mức học bổng khoảng 42% thu nhập của lao động phổ thông. Các doanh nghiệp đóng góp phần chi phí trực tiếp cho việc đào tạo thực hành.

Thông qua chương trình đào tạo kép, quá trình trao đổi giữa doanh nghiệp và nhà trường diễn ra thường xuyên, chặt chẽ.

Nhờ vậy, ngành nghề đào tạo và định hướng nghề nghiệp cho học sinh bám sát thị trường lao động. Một yếu tố chủ chốt tạo ra hiệu quả cao của hệ thống đào tạo nghề kép ở Đức là chế độ đãi ngộ, tạo động lực làm việc đối với giáo viên trường nghề cũng như doanh nghiệp.

Ngoài ra, giáo viên đào tạo đến từ doanh nghiệp phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm, đủ năng lực sư phạm và chuyên môn để tham gia giảng dạy, đồng thời đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khác...

Tại Nhật Bản, mô hình KOSEN nhằm đào tạo đội ngũ kỹ sư phục vụ nền sản xuất công nghiệp nước này từ những năm 60 của thế kỷ trước.

Theo đó, năm 1962, KOSEN được thành lập với 12 trường, tăng nhanh đến con số 43 vào năm 1965. Hiện nay, có 57 cơ sở đào tạo KOSEN. Khoảng 300.000 sinh viên tốt nghiệp đang làm việc tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm trên khắp Nhật Bản.

KOSEN có đội ngũ giảng viên chất lượng rất cao (hơn 80% giảng viên chuyên ngành có học vị tiến sĩ).

Quy mô lớp học nhỏ (tối đa 14 học viên/lớp), đảm bảo việc tăng sự tương tác giữa giảng viên với sinh viên trong quá trình giảng dạy. Trong hệ thống KOSEN, nhiều cuộc thi của sinh viên được tổ chức như: cuộc thi chế tạo robot, thi lập trình, thi thiết kế... nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học.

Chất lượng sinh viên đào tạo tại các trường KOSEN được đánh giá rất cao, phản ánh thông qua chỉ số đề xuất vị trí việc làm từ phía nhà tuyển dụng (trung bình từ 15 – 20 vị trí cho một sinh viên sau khi tốt nghiệp).