Sáng 29/3,ểnđổisốBàRịa–VũngTàuPhảibắtđầutừnhữngnỗiđaucủachínhmìstuttgart vs augsburg UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT) đã phối hợp với Bộ TT&TT tổ chức hội nghị về chương trình Chuyển đổi số trên địa bàn. Nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công viên chức và tầm quan trọng của chuyển đổi số Tham dự và chủ trì hội nghị có Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, Bí thư Tỉnh ủy BR-VT Phạm Viết Thanh và Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT Nguyễn Văn Thọ cùng hơn 1.500 cán bộ, lãnh đạo tỉnh. Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT phát biểu tại hội nghị. Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Văn Thọ cho biết, hội nghị hôm nay nhằm thúc đẩy chuyển đổi số tại BR-VT. Cụ thể, nhằm tạo nền tảng và chủ động tham gia quá trình chuyển đổi số, tỉnh đã quan tâm tập trung chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và nhiều chương trình chuyền đổi số, như xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh... Theo ông Thọ, đứng trước thời cơ và thách thức của cuộc cách mạng 4.0, từ thực tế triển khai, tỉnh BR-VT luôn trăn trở làm sao để chuyển động thật nhanh, đồng bộ, sẵn sàng thích ứng và chủ động tham gia dòng chảy của cuộc cách mạng 4.0. Trong đó, quyết liệt thực hiện Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị và chương trình chuyển đổi số quốc gia tầm nhìn năm 2025, hướng đến 2030 để thúc đẩy kinh tế tỉnh BR-VT phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại hội nghị Tại hội nghị, ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT&TT, đã đưa ra các giải pháp mà BR-VT cần làm để tiến hành chuyển đổi số, nhấn mạnh rằng tầm nhìn, quyết tâm của lãnh đạo là quan trọng nhất. Chuyển đổi số ở tỉnh BR-VT phải bắt đầu từ những “nỗi đau” của chính mình. Thứ trưởng cho biết, chuyển đổi số của BR-VT được chia ra 6 nhóm chính: phát triển hạ tầng số; trở thành điểm đến công nghệ số; phát triển đô thị thông minh; phát triển chính quyền số; phát triển kinh tế số và phát triển xã hội số. Theo đó, có những công việc có thể triển khai ngay trong năm 2021. Cụ thể như hạ tầng số, năm 2020 tại BR-VT, tỷ lệ smartphone/100 dân chiếm 80%; tỷ lệ hộ gia đình cáp quang băng rộng 78%; tỷ lệ địa chỉ số hộ gia đình 73%. Mục tiêu 2021 phấn đấu tỷ lệ smartphone/100 dân chiếm 100%, tỷ lệ hộ gia đình cáp quang băng rộng 90%, tỷ lệ địa chỉ số hộ gia đình 100%. Theo Thứ trưởng, giai đoạn 2021 - 2022, tỉnh hoàn toàn có thể đạt mục tiêu mỗi người dân một smartphone, mỗi hộ gia đình một đường cáp quang, một địa chỉ số. Tiếp đó, tỉnh tập trung phát triển hạ tầng giao thông thông minh bằng các giải pháp như: giám sát giao thông, theo dõi lưu lượng; đọc biển số, truy tìm phương tiện; phát hiện phương tiện đậu đỗ trái phép; phát hiện vi phạm đèn tín hiệu giao thông; tự động điều khiển đèn tín hiệu theo lưu lượng. Ngoài ra, muốn là điểm đến công nghệ số, BR-VT có thể triển khai ngay công việc trong năm 2021: trở thành nơi tổ chức những sự kiện công nghệ của các tỉnh phía Nam cũng như quốc tế Phát triển đô thị thông minh cần được triển khai sớm, tỉnh có thể tiến hành thí điểm Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh cấp tỉnh tại Trung tâm phục vụ hành chính công, dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2021. Các đại biểu thảo luận tại hội nghị Chính quyền số cũng là mục tiêu mà Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho rằng, BR-VT có thể thực hiện trong năm 2021. Cụ thể, năm 2020 dịch vụ công trực tuyến mức 4 của tỉnh là 59%; đến tháng 6/2021 có thể đặt mục tiêu dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 100%; dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ 50%, hồ sơ xử lý trực tuyến 50%. Theo Thứ trưởng, muốn làm được điều này phải có quyết tâm của lãnh đạo tỉnh, các doanh nghiệp tham gia vào chuyển đổi số. BR-VT có thể tham khảo kinh nghiệm của Bến Tre, Tây Ninh, Bình Phước - là những tỉnh đã thực hiện được điều này. Từ quyết tâm và kế hoạch thực hiện như trên, dự kiến trước 30/6/2021 tỉnh sẽ giải quyết được vấn đề đo lường tự động thời gian xử lý dịch vụ công trực tuyến, điều tưởng đơn giản nhưng đến nay chưa địa phương nào làm được. Về phát triển kinh tế số, theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, BR-VT nên tiến hành thúc đẩy chuyển đổi số trong nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong hộ gia đình. Chẳng hạn như nông nghiệp thông minh, không phải bán sản phẩm mà bán trải nghiệm, giá sẽ vô cùng chứ không còn hữu hạn. Hay ở lĩnh vực du lịch hiện 71% du khách tham khảo trực tuyến để chọn điểm đến, 64% khách đặt chuyến qua kênh trực tuyến - tỉ lệ này vẫn chưa cao. Nếu áp dụng giải pháp của các doanh nghiệp sẽ đưa 100% cơ sở lưu trú lên trực tuyến, thời gian thực, thúc đẩy sự phát triển trong toàn tỉnh. Ở lĩnh vực phát triển xã hội số, cụ thể là y tế số, Bộ TT&TT sẽ hỗ trợ triển khai bộ công cụ công nghệ số phòng chống dịch bệnh cho BR- VT như khai báo y tế với VHD, Ncovi, Bluezone; giám sát cách ly bằng GPS với Ncovi; phát hiện sớm, cách ly kịp thời, khoanh vùng gọn với Bluezone, công cụ của các nhà mạng. Phổ cập các dịch vụ tư vấn sức khoẻ qua smartphone. Để việc chuyển đổi số thành công, vấn đề quan trọng theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng là Tỉnh ủy BR-VT cần ban hành Nghị quyết chuyển đổi số, UBND ban hành Chiến lược và Kế hoạch hành động. Bài: Hồ Văn - Lê Mỹ (Ảnh: Quang Hưng) |