发布时间:2025-01-25 14:07:03 来源:Betway 作者:La liga
Nếu nhìn vào các sách hướng dẫn hoặc đi theo đoàn,ịchHongKongThămchợvàchùđội hình west ham gặp afc bournemouth du khách đều đến những điểm mà ai dù chưa đến Hong Kong cũng biết. Hãy chọn những "đặc sản" khác của Hong Kong.
Hãy ra chợ để nghe hơi thở thành phố
Hong Kong (Trung Quốc) có điểm giống TP.HCM và Bangkok là nhịp sống đô thị ồn ào và mạnh mẽ. Ngoài các điểm du lịch nổi tiếng như Lady Market, Đại lộ ngôi sao, Disney Land, nơi này còn nhiều điểm nữa đáng để đi, chủ yếu là các khu chợ và chùa, miếu nổi tiếng.
Ngoài Lady Market thành thương hiệu, Hong Kong còn có Stanley Market - một dạng kiểu chợ trời nằm khá xa trung tâm. Chuyến bus số 41 chạy thẳng từ Causewaybay đến chợ dài khoảng 30 phút. Nằm ở khu dân cư rộng lớn ngay mép vịnh Repulse, vừa có biển, vừa có núi, vừa có ăn uống, vừa có mua sắm lại có cả các di tích lịch sử, Stanley Market quả là một địa điểm vui chơi lý tưởng.
Stanley market là khu thương mại kết hợp chợ trời, có bến tàu cổ được xây dựng từ đầu thế kỷ để phục vụ Toàn quyền Hong Kong và ngôi nhà đá cổ giờ thành store của H&M. Ảnh: Hk-Stanley. |
Với khu chợ này, bạn có thể mua đủ thứ từ sách, quần áo, đồ lưu niệm, hàng hiệu đắt tiền từ thời trang cho tới nội thất. Bạn cũng có thể chụp ảnh check in sang chảnh bên bến tàu gỗ hơn trăm tuổi cùng ngôi nhà đá màu rêu phong cùng độ tuổi - những thứ được sử dụng cho vị trí lãnh đạo cao nhất Hong Kong thủa xưa.
Khu chợ này còn có rất nhiều gian hàng của người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Hong Kong. Họ mang đến đặc sản quê hương, đa phần là phô mai, xúc xích, thịt nướng uống kèm với bia. Mỗi phần như vậy khoảng từ 70 HKD trở lên (210.000 đồng), không rẻ nhưng ngon và lạ miệng.
Chưa hết, tại khu chợ này, bạn có thể gặp một anh nhạc công/ ca sĩ vỉa hè đẹp trai đúng chuẩn "soái ca" phương Tây đứng tại góc phố đàn hát, hoặc cũng có thể gặp những chú cún con đi dạo cùng chủ. Muốn thanh bình hơn, bạn đến cuối con phố - nơi có bờ biển và những rặng cây - để bắt gặp hình ảnh trên bờ biển là các bạn trẻ tung tăng chụp hình, còn dưới tán cây là hai ông bà lão đang ngồi trò chuyện đúng tinh thần "khi chúng ta già".
Nếu như Stanley Market là một khu chợ kiểu mới, nơi các sạp hàng hóa bày bán văn minh lịch sự kết hợp cùng tòa nhà 3 tầng mới xây theo mô hình shopping mall, Chợ Cá Vàng - Golden Fish market - tại Cửu Long lại là một âm hưởng khác, thú vị và dân dã hơn.
Nằm trải dài trên các con phố nhưng tập trung chủ yếu là Tung Choi, chợ Cá Vàng là một điểm tham quan đáng đến cho ai ưa khám phá. Nếu bạn đi MTR, hãy xuống ở trạm Prince Edward, ra cửa B2 và đi dọc đường Prince Edward West sẽ tới chợ. Hàng loạt tiệm cá cảnh với đủ chủng loại sẽ hiện ra trước mắt bạn đầu màu sắc và thú vị. Nhưng đó chưa phải tất cả.
Chợ Cá Vàng nên có biệt danh chợ Thú Cảnh mới đúng, vì cá chỉ chiếm một lượng rất nhỏ. Ảnh: Victor Fraile/Corbis. |
Có lẽ việc chỉ bán một mặt hàng là các loại cá đã khiến khách mua không còn hào hứng, việc một số gian hàng tại đây mở rộng hoặc chuyển kinh doanh sang các loại thú cưng cũng là điều đáng lưu tâm. Hàng trăm chú chó, chú mèo, sóc, thỏ, hamster, chuột túi cảnh... được bày bán trong các cửa tiệm nằm bên trong các con phố của chợ. Chỉ việc đứng ngắm nhìn chúng chơi đùa, nghịch ngợm với nhau cũng đã khiến bạn thấy dễ chịu và thời gian trôi qua nhanh.
Hong Kong còn các khu chợ khác nữa như Flower Market (nằm ngay cạnh Golden Fish Market), Apiu Street - chợ chuyên bán đồ điện tử (xuống tại trạm MTR Sham Shui Po đi ra cửa C2 sẽ gặp); chợ đá quý nằm ở khu Cửu Long (xuống ở trạm MTR Yau Ma Tei, đi ra cửa C, dọc theo phố Nathan xong đi dọc phố Kansu).
Có lẽ cũng bởi đến từ một đất nước mà văn hóa chợ, làng xã đã ăn sâu vào máu nên những khu chợ tại Hong Kong luôn có một sức hút đặc biệt với tôi. Tự hứa lần tiếp theo đến mảnh đất này, tôi sẽ đi thêm những khu chợ mới.
Những ngôi đền cổ kính
Castle Peak Monastery hay tên địa phương là Tsin Shan là một địa điểm gây nhiều ngạc nhiên cho du khách. Ngôi đền thanh tịnh, có view ngắm toàn Hong Kong, và cuối cùng là thử thách sức khỏe của du khách. Để lên đến ngôi đền bạn sẽ phải leo một quãng đường dốc dứng đứng khoảng hơn 1 km.
Nếu đi từ trung tâm, bạn có thể bắt MTR đến trạm Siu Hong, sau đó đi tiếp tàu điện (light rail) 610 hoặc 615 đến Tsing Shan Tsuen, từ đó đi bộ lên ngôi đền. Nếu đã chán với sự nhộn nhịp phố phường, đây là một địa điểm nên đến để thấy Hong Kong thanh bình.
Là một trong ba ngôi đền cổ nhất Hong Kong với hơn 1.000 tuổi, ngôi đền Tsing Shan đem đến cho du khách một cảm giác khác lạ, rất yên lành thanh thoát.
Đền nằm ở phía tây New Territories (Tân Giới), xung quanh là những hàng cây xanh rợp bóng. Lối kiến trúc cổ điển nhuộm màu thời gian càng làm cho bầu không khí thêm yên tĩnh, trang nghiêm.
Tu viện Castle Peak hơn 1000 tuổi là địa điểm ít người Việt ghé tới. Với trung tâm là ngôi đền Tsing Shan - một trong 3 ngôi đền cổ nhất Hong Kong, đây chắc chắn là địa danh mệt nhất khi ghé thăm. Trong ảnh là cổng vào tu viện. |
Đền có rất nhiều gian thờ với nhiều vẻ đẹp kiến trúc khác nhau cũng như hàng trăm pho tượng Phật với đủ các kích thước, hình dáng cũng như tư thế. Thắp một nén nhang, thành kính cầu nguyện và mua một món đồ làm may, bạn sẽ thấy lòng mình thật lạ.
Bước ra khỏi ngôi đền là một khoảng sân rộng, tại đây bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh Hong Kong. Khác với góc nhìn từ đỉnh Thái Bình - The Peak, khá gần và trực diện với các tòa nhà chật kín, góc nhìn từ Tsin Shan lại mang đến một tầm bao quát hơn, khi những khoảng xanh vẫn xen lẫn vào đô thị và biển ôm lấy toàn bộ thành phố.
Ngoài ngôi đền Tsing Shan nổi tiếng, Hong Kong còn có các ngôi đền khác cũng nên ghé thăm đó là Tin Hau ở khu trung tâm Causeway Bay, đền Man Mo thờ Thần văn học (Man) và Thần chiến tranh (Mo) ở khu Sheung Wan trung tâm Hong Kong.
Đi xa hơn nữa có đền Pak Tai tại Cheung Chau (bắt tàu thủy Cheung Chau, rồi đi dọc đường San Hing Praya khoảng 10 phút, rẽ phải ở đường Kwok Man, rồi rẽ trái vào đường Pak She, đi bộ khoảng 5 phút sẽ gặp).
Một ngôi miếu cổ ven đường. |
Một chuyến đi 4 ngày vừa đủ để khám phá Hong Kong, để thấy sẽ muốn quay lại xứ này để khám phá thêm. Với kinh phí dưới 10 triệu, bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó.
Và giờ đến lúc chúng ta tổng kết số tiền sẽ tiêu. Toàn bộ chi phí đi lại đã được tính vào thẻ Octopus, bữa sáng được phục vụ miễn phí từ 7-10h tại nhà trọ, nên mỗi ngày tôi chỉ cần hai bữa là trưa và chiều.
Với ngân sách mỗi bữa không quá 40 HKD, sau 4 ngày với 8 bữa, chi phí cho ăn uống là 320 HKD. Ở kỳ trước, tạm tính còn 173 HKD, vậy trừ đi cả tiền ăn 2 bữa mỗi ngày, bạn vẫn còn đủ tiền để tới Lan Wai Fong chơi một đêm với thức uống khoảng 40-80 HKD một món.
Cộng với số tiền được trả lại khi hoàn thẻ Octopus (100 HKD), du khách vẫn có thể sắm một số món đồ kỷ niệm cho bạn bè, thậm chí là thời trang như H&M, Zara vào mùa sale với giá chỉ từ 100 HKD.
Nếu bạn muốn tiết kiệm hơn, hãy mang đồ ăn từ hostel đi, bởi buổi sáng họ phục vụ bánh mì, mứt và cà phê. Bạn hoàn toàn có thể mang thêm vài lát bánh mì, mứt hoặc sữa đặc cùng chai nước đã chuẩn bị sẵn. Bữa trưa sẽ nhanh chóng no căng bằng vài phút tranh thủ giữa các điểm đến. Nhưng nhớ không được phép ăn trên các phương tiện công cộng.
Đi du lịch luôn là một trải nghiệm đáng quý và sẽ đáng quý hơn, thú vị hơn nếu bạn biết cách sử dụng ngân sách hợp lý để mức chi tiêu không bao giờ quá mức thu nhập. Du lịch tiết kiệm để còn dành cho những chuyến đi tiếp theo và những điểm đến tiếp theo.