您的当前位置:首页 >Thể thao >Nhà có 6 chị em là giáo viên, bữa cơm nào cũng nói chuyện trường lớp_bongdalu.c 正文
时间:2025-01-28 05:26:52 来源:网络整理编辑:Thể thao
Tin thể thao 24H Nhà có 6 chị em là giáo viên, bữa cơm nào cũng nói chuyện trường lớp_bongdalu.c
Cô Nguyễn Thị Bảo Thúy (sinh năm 1969),àcóchịemlàgiáoviênbữacơmnàocũngnóichuyệntrườnglớbongdalu.c chị cả trong gia đình, hiện là giáo viên Ngữ văn tại Trường THPT Bảo Lộc. 3 người em ngay sau cô (gồm 2 em gái sinh năm 1971 và 1974; 1 em trai sinh năm 1976) cùng công tác tại Trường THPT chuyên Bảo Lộc. Người em trai áp út (sinh năm 1978) dạy Trường THPT Lộc Thanh và em gái út (sinh năm 1981) dạy cùng trường cô.
Trong 6 chị em, hiện 5 người là thạc sĩ, 4 người từng là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Năm 2017, cô Thúy được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Bốn năm sau, em gái Nguyễn Thị Bảo Trâm (giáo viên Trường THPT chuyên Bảo Lộc) cũng vinh dự được nhận danh hiệu này.
Cô Thúy cho hay, điểm khá thú vị là cả 6 chị em cùng tốt nghiệp Trường ĐH Đà Lạt rồi sau đó 5/6 người tiếp tục cùng học thạc sĩ tại trường này.
3 chị em gái đầu cùng dạy Văn, 2 em trai tiếp theo cùng dạy Vật lý, em gái út dạy Toán.
“Lý do là hồi trước, gia đình nghèo quá, bố mẹ muốn đứa trước học Văn thì đứa sau cũng vậy để khỏi tốn tiền mua sách vở, giáo trình. Chỉ thay đổi theo giới tính. Đó cũng là lý do là cậu em trai áp út giỏi đều cả Toán, Hóa, Lý nhưng rồi vẫn quyết định học Sư phạm Vật lý theo anh. Đến cô em gái út, khi đó anh chị lớn đã đi làm có tiền nên đã xin cho được học Sư phạm Toán”, cô Thúy kể.
Trong những đợt thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh mỗi năm, không ít lần, các thành viên trong gia đình cùng góp mặt dự thi.
Nhà toàn giáo viên, cô Thúy cho hay, điều thú vị là “chuyện ở trường cũng như chuyện ở nhà”, lúc nào cũng có thể chia sẻ, trao đổi về công việc dạy học.
“Cứ gặp nhau là ngoài nói chuyện mỗi thành viên, cũng đều đan xen chuyện công việc ở trường. Có thể nói bữa cơm nào của đại gia đình cũng nói chuyện trường lớp. Khi một ai đó có bất cứ chuyện gì khó khăn, vui buồn trong công việc cũng đều chia sẻ để mọi người cùng tìm cách giải quyết”, cô Thúy kể và cho rằng đó cũng là một ưu thế.
Chưa bao giờ là một nghề dễ dàng
Cô Thúy chia sẻ, việc cả 6 anh chị em đều trở thành giáo viên hôm nay phần lớn từ sự định hướng của bố mẹ.
Bố mẹ cô đều là nông dân nghèo, sống bằng nghề làm nương rẫy, trồng cà phê tại Lâm Đồng. Dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng ông bà luôn nỗ lực hết sức để nuôi 6 chị em ăn học, với khát vọng cháy bỏng các con sẽ thi sư phạm để sau này trở thành người dạy chữ cho học sinh.
Năm 1991, sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Đà Lạt, cô Thúy được phân công về dạy Ngữ văn tại Trường THCS Lộc Phát, huyện Bảo Lộc (nay là TP Bảo Lộc). Sau 6 năm, cô được chuyển công tác về Trường THPT Bảo Lộc và gắn bó từ đó đến nay.
32 năm công tác trong ngành giáo dục, cô Thúy cho hay bản thân đã may mắn được trải nghiệm và chứng kiến nhiều giai đoạn phát triển lịch sử của ngành giáo dục. Cô được tham gia trực tiếp vào công cuộc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông năm 2000 và lần thứ hai là đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông năm 2018.
Nhìn lại chặng đường 32 năm, cô Thúy cho rằng nghề dạy học chưa bao giờ là một nghề dễ dàng, thậm chí ngày càng trở lên khó khăn hơn trong thời đại của Internet, toàn cầu hóa và chuyển đổi số.
“Nếu chỉ là truyền thụ kiến thức, thì một nhà giáo với hơn 30 năm tuổi nghề, 50-60 năm tuổi đời không thể theo kịp tốc độ của máy tính, trí tuệ nhân tạo và các phần mềm công nghệ thông dụng như hiện nay. Song, theo tôi, có 2 quy tắc bất biến để mỗi thầy cô giáo có thể dạy học trò thành tài mà không một thứ máy móc, trí tuệ nhân tạo nào có thể thay thế được. Đó là sự yêu thương, tin tưởng học trò và lòng đam mê đối với hành trình giúp học trò chinh phục tri thức”.
Cô Thúy cho rằng, trong cuộc đời làm nghề của không chỉ cá nhân mà nhiều thầy cô giáo khác, còn rất nhiều khó khăn, vất vả và bộn bề lo toan. Song, tất cả dường như qua đi mỗi khi cô nhìn vào ánh mắt của học sinh, thấy sự trưởng thành, giỏi giang, sự tiến bộ vượt bậc của các em.
Cô Thúy tâm sự, nghề giáo đã chọn chị em cô và cũng cho chị em cô thật nhiều cơ hội, trong đó điều hạnh phúc nhất là được gặp học sinh mỗi ngày.
“Niềm hạnh phúc ấy có lẽ không thể đánh đổi bằng bất cứ giá trị nào”, cô Thúy nói.
Tuyên án tử hình người đàn ông sát hại chủ nợ ở Hà Nội2025-01-28 05:41
Mong ước của Quyền Bộ trưởng Y tế gửi hơn 1.200 tân sinh viên Đại học Y Hà Nội2025-01-28 05:04
GS Trương Nguyện Thành làm hiệu phó Trường ĐH Văn Lang2025-01-28 04:53
Tình cũ bỏ đi lấy chồng…giờ lại muốn hàn gắn2025-01-28 04:20
Kaity Nguyễn phản hồi tin đồn sắp làm dâu nhà hào môn2025-01-28 04:15
Sao Việt 20/4: Lã Thanh Huyền gợi cảm U40, Phương Mỹ Chi lạ lẫm khó nhận ra2025-01-28 04:15
Phẫu thuật trong đêm, cứu sống thiếu niên bị bạn đâm thấu bụng2025-01-28 04:13
'Bộ Giáo dục đã mạnh dạn sửa sai'2025-01-28 04:01
Quang Hà quỳ gối xin Hoài Linh tha thứ2025-01-28 03:58
Đáp án môn Ngữ văn thi tuyển sinh lớp 10 Phú Thọ 20192025-01-28 03:52
Hai thanh niên bị nhóm giang hồ truy sát tại Đồng Nai2025-01-28 05:42
Bỏ con để sự nghiệp được thăng tiến?2025-01-28 05:27
Đi tắm biển nam sinh lớp 9 Quảng Ninh bị đuối nước, tử vong2025-01-28 04:57
Diễn viên Ngọc Lan 'quay xe' vụ bảo hiểm Manulife2025-01-28 04:56
Cặp vợ chồng dùng chiêu thức tàn độc hành hạ bé gái 18 tháng tuổi2025-01-28 04:53
Tỉnh Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư2025-01-28 04:45
Đáp án chính thức thi tuyển sinh vào lớp 10 ở TP.HCM 20192025-01-28 04:25
Teen đổ xô đi học viết chữ đẹp2025-01-28 04:05
Sát hại xong 2 nữ sinh ở Hà Nội, kẻ gây án truy đuổi 3 cô gái khác2025-01-28 03:10
Phòng học“tương tác”: đầu tư sao cho hiệu quả?2025-01-28 03:03