TheáiBìnhXácđịnhrõtráchnhiệmtạicácdựánnhàởchậmtiếnđộkết quả bóng đá vô địch ngao báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình, tính đến thời điểm tháng 11/2024, toàn tỉnh có 25 dự án xây dựng, trong đó có 18 dự án nhà ở thương mại, 7 dự án khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Đến thời điểm hiện tại, có 5 dự án hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) bàn giao đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án; 20 dự án đang thực hiện các thủ tục có liên quan phục vụ công tác GPMB.
Mới đây, tại cuộc họp báo cáo tiến độ thực hiện và công tác giải phóng mặt bằng các dự án nhà ở thương mại và khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, các sở ngành, địa phương và nhà đầu tư đã thảo luận một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ GPMB các dự án, nhất là các nội dung liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, công tác trích đo, trích lục, quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ GPMB, tái định cư, di dời mộ…
Ông Nguyễn Khắc Thận - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình - nhấn mạnh: Việc chậm trễ trong triển khai thực hiện các dự án nhà ở thương mại và khu dân cư kiểu mẫu do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, cần có sự tích cực, chủ động, trách nhiệm và quyết liệt vào cuộc của các sở, ngành, địa phương.
Để tạo chuyển biến trong thời gian tới, UBND tỉnh đề nghị các huyện, thành phố nghiêm túc rút kinh nghiệm từ các nguyên nhân gây chậm trễ, trong đó xác định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương trong triển khai dự án, nhất là thấy được lợi ích từ việc làm tốt công tác GPMB, từ đó tập trung, quyết liệt tháo gỡ các điểm nghẽn trong triển khai dự án, khơi thông nguồn lực.
Quá trình triển khai các dự án cần bám sát các quy định của pháp luật, vận dụng các cơ chế, chính sách phù hợp, đúng quy định, thẩm quyền; đồng thời phải có sự sáng tạo, linh hoạt, kịp thời triển khai các công việc liên quan.
Riêng trong công tác GPMB, các địa phương phải tích cực tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận của người dân, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích thụ hưởng khi triển khai dự án. Đối với các trường hợp đã tuyên truyền, giải thích, thực hiện các bước theo quy định mà không chấp thuận thì áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành 11.100 căn nhà ở xã hội
Hiện nay, nhu cầu về nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh khá lớn. Thái Bình có 7 khu công nghiệp và 35 cụm công nghiệp đang hoạt động với tổng số công nhân làm việc khoảng 119.000 người. Theo tính toán của Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình, trong giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu là khoảng trên 53.600 người, khoảng 1,1 triệu m2 sàn, với trên 17.400 căn. Tuy nhiên, đến nay, Thái Bình mới có 8 dự án nhà ở xã hội đã đi vào hoạt động, với tổng số 2.000 căn hộ nhà ở xã hội.
Thực hiện Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030 và Đề án phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh, Thái Bình phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành xây dựng khoảng 11.100 căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp. Giai đoạn 2026-2030, hoàn thành xây dựng khoảng 22.750 căn nhà ở xã hội, tương ứng khoảng hơn 1,5 triệu m2 sàn căn hộ nhà ở xã hội.
Để phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng các chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội được Thủ tướng tại Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030,” HĐND tỉnh Thái Bình đã thông qua thông qua Nghị quyết ban hành cơ chế hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội ở tỉnh.
Theo đó, Thái Bình hỗ trợ toàn bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cho toàn bộ diện tích đất dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Cùng với đó, tỉnh này hỗ trợ thêm chi phí san lấp mặt bằng, xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật với mức hỗ trợ 200.000 đồng/m2 cho toàn bộ diện tích đất dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tinh Thái Bình. Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh.
Ngoài ra, Thái Bình sẽ thực hiện đơn giản hóa thủ tục đối với chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh, đồng thời rà soát quy hoạch các khu công nghiệp (KCN), trường hợp chưa bố trí quỹ đất phát triển nhà ở cho công nhân, người lao động trong KCN thì xem xét điều chỉnh quy hoạch để bổ sung quỹ đất nội tại hoặc quy hoạch bổ sung quỹ đất gần KCN để phát triển nhà ở cho công nhân, người lao động….