Một nhà vật lý đã đòi lại công bằng cho phụ nữ bằng cách tạo thông tin về những người phụ nữ trên trang Wikipedia vào mỗi ngày trong năm 2018.
Tiến sĩ Jess Wade đang tạo sự đa dạng cho trang Wikipedia bằng cách tạo các trang thông tin về nhà khoa học nữ,ữtiếnsĩđòilạicôngbằngchophụnữtrêcoi tỷ số kỹ sư nữ, những người da màu và nhà khoa học đồng tính mỗi ngày |
Chị là tiến sĩ Jess Wade, hiện đang làm việc tại Đại học Imperial College London. Jess bắt đầu dự án của mình vào đầu năm ngoái và tính đến nay chị đã tạo được hơn 450 trang thông tin trên Wikipedia về phụ nữ trên khắp thế giới.
Động lực để Jess làm việc này là sau khi đọc cuốn “Inferior: How Science Got Women Wrong and the New Research That’s Rewriting the Story” – một cuốn sách xem xét lại những bằng chứng đằng sau ý kiến cho rằng phụ nữ kém thông tin hơn đàn ông.
Cuốn sách đã “thay đổi cuộc sống của cô”, và Jess cũng thành công trong việc khởi xướng một chiến dịch gây quỹ để mua cuốn sách này gửi tới tất cả trường học trên nước Mỹ.
Cô hi vọng cuốn sách và các trang thông tin của cô trên Wikipedia sẽ truyền cảm hứng cho nhiều nữ sinh tiếp tục niềm đam mê khoa học.
Jess cho rằng thông tin trên Wikipedia đang có nhiều sự thiên vị cho nam giới |
Jess, năm nay 30 tuổi, chia sẻ rằng: “Tôi cho rằng chúng ta có thể thách thức những định kiến này. Wikipedia hiện đang có một sức mạnh cực lớn. Mỗi ngày có tới 30 triệu lượt xem website”.
“Người ta sử dụng nó phục vụ giáo dục. Các nhà báo sử dụng nó cho các bài viết của mình. Các chính trị gia sử dụng nó để nghiên cứu. Vì thế, việc nó phản ánh sự đa dạng chân thực của thế giới là rất quan trọng”.
“Bạn không biết là Wikipedia đã thiên vị như thế nào đâu – tới 80-90% những người biên tập trang web này là đàn ông da trắng ở Mỹ và chỉ có 17% bài viết trên trang Wikipedia tiếng Anh là nói về phụ nữ”.
“Nếu bạn chỉ là một người dùng bình thường, khả năng tìm được thông tin về phụ nữ hoặc người da màu trên Wikipedia là rất thấp”.
Trang Wikipedia mà Jess đã tạo cho Carrie Anne Philbin - một nhà khoa học máy tính |
Mục tiêu của Jess là xoá bỏ sự thống trị của “những người đàn ông da trắng già và đã chết” trên Wikipedia. Để làm được việc này, cô đã dành khoảng 1,5 giờ mỗi đêm để tạo các trang thông tin. Thậm chí, cô phải sử dụng cả những ngày nghỉ, ngày sinh nhật của mình để dành thời gian cho công việc.
“Chỉnh sửa Wikipedia chỉ là một sự thay đổi nhỏ nhưng tôi hi vọng rằng những đứa trẻ muốn theo đuổi khoa học sẽ đọc được nó, những bé gái và những người tới từ các nền kinh tế khác nhau có thể học các môn STEM”.
“Vật lý vốn được xem là lĩnh vực của những cậu bé da trắng ở tầng lớp trung lưu và chúng ta cần phải chấm dứt điều này”.
Tổng kết năm 2018, Jess đã “khoe” thành tích của mình trên Twitter, đồng thời kêu gọi những người khác tham gia cùng cô trong năm tới.
Video thành tích của Jess nhanh chóng được lan truyền và thu hút gần 100.000 lượt xem, hơn 5.000 lượt thích.
Người dùng Twitter đã dành nhiều lời khen ngợi cho cô và cho rằng cô đang làm thế giới này trở nên tốt đẹp hơn.
Nguyễn Thảo (Theo Daily Mail)
4 nữ sinh viên năm cuối Học viện Ngoại giao vừa xuất sắc giành thành tích ấn tượng trong cuộc thi Phiên toà giả định Luật quốc tế về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI Moot 2018) tại vòng thi quốc tế diễn ra ở Stockholm, Thuỵ Điển.
(责任编辑:Cúp C2)
Đáp trả Triều Tiên thả bóng bay chở rác, Hàn Quốc đình chỉ hiệp ước quân sự
Kỳ lạ người già ở Nhật cố tình phạm tội để ngồi tù
Cá Tháng Tư: Cú lừa ngoạn mục của bạn là gì?
cách làm chả thịt gà cho ngày tết thơm ngon không cưỡng nổi
Cách di chuyển sáng tạo để tránh tắc đường khi đi làm
Tâm sự: Làm sao để nói được với bạn trai đồng giới rằng tôi mang HIV?
Chàng trai 9x Hà Nội rửa bát suốt 4 tiếng đồng hồ để giúp bạn gái
Valentine 14/2: Các cô gái nên mặc gì trong ngày lễ Tình nhân?
Đã tìm ra người dẫn 'Ai là triệu phú' thay thế MC Lại Văn Sâm
'Nguyệt thảo mai' phiên bản bố con diễn sâu cực nhắng
Mỹ mở nhà máy sản xuất đạn cho Ukraine, Nga bắn hạ loạt tên lửa, UAV gần Crưm
Hoạt hình VinTaTa trao thưởng 1 tỷ đồng cho nhóm tác giả