Sau khi “Táo khuyết” nhận thấy đủ tiềm năng lâu dài trong lĩnh vực fintech,ấnsânfintechkhiếncácđốitácđứngngồikhôngyêac milan vs torino họ đang thực hiện kế hoạch dài hơi hướng tới tự chủ phần lớn các công việc liên quan mà công ty phải thuê bên ngoài. Dự án này có tên nội bộ là “Breakout” (đột phá), dựa trên ý tưởng muốn thoát khỏi hệ thống tài chính sẵn có.
Theo đó, gã khổng lồ iPhone muốn tự tìm cách xử lý các giao dịch, thực hiện đánh giá rủi ro cho vay, phân tích gian lận, kiểm tra tín dụng, cũng như một số chức năng chăm sóc khách hàng như giải quyết khiếu nại, tranh chấp đối với những sản phẩm fintech tương lai của hãng.
Việc Apple tập trung vào các sản phẩm dịch vụ tương lai với cách tiếp cận tự chủ thay vì đi thuê đã khiến các công ty tài chính đối tác cảm thấy bất an. Ngày 30/3, cổ phiếu của Green Dot và CoreCard, 2 đối tác fintech hiện hành của Apple, lần lượt sụt giảm 8% và 18%. Trong khi đó, ông lớn ngân hàng GoldmanSachs giảm hơn 1%.
Thẻ tín dụng Apple đang dựa vào Green Dot và CoreCard như bộ xử lý chính để gửi các giao dịch đến ngân hàng phê duyệt, còn GoldmanSachs đóng vai trò bên cho vay, kiểm tra tín dụng và một số tác vụ khách hàng khác liên quan tới dịch vụ thẻ này.
Dấu ấn công ty tài chính ngày càng rõ ràng
Vài năm trở lại đây, Apple dần thể hiện được dấu ấn trong công nghệ tài chính. Công ty đã phát hành thẻ tín dụng liên kết thương hiệu (co-branded credit), phương tiện thanh toán ngang hàng (P2P), ứng dụng ví điện tử và thuyết phục được những người bán hàng chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng qua iPhone của người dùng. Apple Pay, dịch vụ được ra mắt từ năm 2014, được coi là trung tâm trong lĩnh vực fintech và kinh doanh dịch vụ của hãng.
Công ty đang phát triển hệ thống xử lý riêng để thay cho vai trò của CoreCard, cùng với đó là các công cụ tính toán lãi suất, phần thưởng, phê duyệt giao dịch, liên hệ và báo cáo dữ liệu tới các phòng tín dụng, thẩm định yêu cầu dựa trên đánh giá của chính công ty, xác định và tăng hạn mức tín dụng và xử lý lịch sử giao dịch.
Việc tích hợp nền tảng fintech vào trong mọi chiếc iPhone bán ra có thể giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của công ty và tăng tính gắn bó của người dùng đối với hệ sinh thái “táo khuyết”. Nói cách khác, người sở hữu iPhone sẽ ít có khả năng chuyển sang đối thủ cạnh tranh như Android.
Tuần trước, Apple thâu tóm Credit Kudos, công ty khởi nghiệp trụ sở tại Anh, có khả năng sử dụng dữ liệu ngân hàng để đưa ra các quyết định cho vay. Như vậy, Apple gần như sẽ tích hợp công nghệ này vào trong chính hạ tầng sẵn có của hãng.
Đã có thông tin về việc “nhà Táo” đang nghiên cứu ra mắt dịch vụ cho thuê phần cứng đối với điện thoại và máy tính, cũng như tính năng “Mua bây giờ - Trả tiền sau” đối với Apple Card. Lựa chọn mua trước trả sau này cho phép khách mua sản phẩm công ty với 4 đợt trả góp không lãi suất hoặc trả góp hàng tháng kèm lãi suất.
Apple kỳ vọng có thể tự chủ công nghệ đối với chương trình trả góp 4 đợt, trong khi vẫn tiếp tục phối hợp với GoldmanSachs trong những dịch vụ trả góp dài hạn hơn.
Mặc dù kế hoạch của công ty mang tính đột phá vào thế giới tài chính, nhưng đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Các công ty công nghệ khác, gồm Meta (công ty mẹ Facebook) và Alphabet (sở hữu Google) cũng từng có các dự án tài chính đầy tham vọng nhưng kết quả không mấy khả quan, như dự án phát triển tiền kỹ thuật số riêng hay phát hành tài khoản ngân hàng ưu tiên cho người dùng Google Pay.
Vinh Ngô (Theo Bloomberg và Business Insider)
Apple đang nghiên cứu đưa ra dịch vụ đăng ký trả phí định kỳ cho iPhone và các sản phẩm khác của hãng.
(责任编辑:Thể thao)