Cách đây 2 ngày,ửiquàchúcTếtmẹnghèolặngngườitrướccâunóicủathôti so chel mẹ tôi đón xe khách, gửi quà lên Hà Nội. Chuyến xe xuất phát từ 5h sáng nên mẹ tôi phải thức dậy trước đó cả tiếng đồng hồ. Bà bắt đôi gà, gói dăm chục quả trứng và ít măng rừng để gia đình chồng tôi ăn Tết. Gửi quà xong, mẹ tôi chờ đến 8h sáng mới dám gọi điện vì mẹ chồng tôi thường dậy muộn. Ai ngờ, sau lời cảm ơn đầy khiên cưỡng, mẹ chồng tôi nhắc thông gia nên miễn lần sau. Bà nói, quà cáp mẹ gửi lên, nhà tôi mất thời gian đi nhận, rồi lại phải thuê người thịt gà. Trong khi bình thường, chỉ một cuộc điện thoại, cô giúp việc nhà tôi có thể mua được hết đặc sản vùng miền. "Mẹ cầm điện thoại chỉ biết vâng dạ sau đó lặng người ngồi thụp xuống hiên nhà, cố nén tiếng thở dài", cô em gái kể khiến cổ họng tôi nghẹn lại. Tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo, bố mất sớm, một mình mẹ nuôi 4 chị em tôi ăn học. Tôi là con cả nhưng tốt nghiệp cao đẳng chưa lâu đã vội vã lấy chồng. Quê chồng tôi ở Hà Nội, cách nhà mẹ đẻ gần 500km. Nhà chồng tôi giàu. Bản thân chồng tôi cũng thành đạt. Tuy nhiên, sống căn nhà to rộng đầy đủ tiện nghi ấy, tôi gần như không có tiếng nói. Ngày Tết, muốn về với mẹ và các em, tôi phải lựa lời nói với chồng, nhờ chồng xin phép bố mẹ. Thế nhưng, cái Tết gần nhất tôi có mặt ở nhà với mẹ cũng đã cách đây 3 năm. Khi đó, bố mẹ chồng tôi đi du lịch nước ngoài. 3 năm nay, tôi bầu bí chửa đẻ rồi con mọn nên ngày Tết chỉ biết gọi điện chúc mẹ từ xa. Mẹ tôi thương con, sợ con thiệt thòi vì lấy chồng không môn đăng hộ đối. Tháng nào mẹ cũng cố tích cóp gửi rau củ lên biếu thông gia. Gần Tết, mẹ lại làm đôi gà ngon, dăm ba chục trứng để gia đình tôi ăn Tết. Món quà không đáng tiền với nhà chồng nhưng tôi biết, mẹ tôi đã đổ rất nhiều công sức vào đó. Tôi đã từng bảo mẹ, không cần thiết phải làm những việc như vậy. Nhưng với suy nghĩ của người thôn quê, mẹ tôi vẫn muốn gửi quà để tôi được nở mày nở mặt với nhà chồng. Ai ngờ, lần này, nghe em gái tôi kể chuyện, mẹ tôi bị nói sỗ sàng vì món quà vừa gửi đi, nước mắt tôi cứ chảy ra. Tôi chỉ muốn chạy về bên mẹ, ôm lấy mẹ và nói rằng, tôi đã đủ lớn khôn rồi. Mẹ đừng lo lắng cho tôi mà tổn hại đến sức khỏe và tinh thần của mình. Cuộc đời này, tôi chỉ cần mẹ sống khỏe mạnh, an yên để tôi có chỗ dựa tinh thần. Như thế đã là quá đủ rồi... Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: [email protected]. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn! |