Tham dự sự kiện gồm có Trưởng ban tổ chức - Kiến trúc sư Nguyễn Nga,ácnghệsĩhoahậuđitừthiệntạichùaBồĐềkết quả tỷ số mexico Đạo diễn – NTK Nhật Dũng cùng các người đẹp Phan Thị Mơ, Lưu Diễm Hương, Bảo Như, Lý Kim Thảo, Ngọc Hân cùng các người mẫu Thúy Hằng, diễn viên Công Dũng, Lưu Huyền Trang, Hạ Vy, hoa khôi Nam bộ Hải Yến… Chùa Bồ Đề là nơi đã cưu mang rất nhiều mảnh đời bất hạnh trong suốt nhiều năm qua, trong đó nhà chùa tiếp nhận nhiều nhất là các trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi từ khi mới sinh được đặt trước cổng chùa hoặc được tìm thấy. Hiện tại chùa Bồ Đề đang cưu mang khoảng gần 100 em nhỏ trong đó có rất nhiều em thường xuyên bị bệnh tật như các bệnh về đường hô hấp, ngoài da và những dị tật bẩm sinh. Đoàn đã đến thăm hỏi, trò chuyện với vị trụ trì chùa Bồ Đề, tặng quà bằng hiện vật và tiền mặt để giúp các em nhỏ thêm một phần chi phí hàng ngày, chi phí học tập, chữa bệnh, chung tay giảm bớt khó khăn cho nhà chùa.
Cùng ngày, ekip thực hiện chương trình Festival cầu Long Biên cũng đã làm lễ tâm linh dưới chân cầu Long Biên, báo cáo, xin phép địa phương để thực hiện chương trình vào ngày 22, 23 và 24/11/2019 tới. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật của Festival cầu Long Biên gồm 3 phần chính. Phần thứ nhất mang tên “Cây cầu vì Hòa bình”, diễn ra các hoạt động lễ hội văn hóa của thế kỉ 20, 21, tái hiện 5 nền văn hóa đặc trưng của các quốc gia nhân ngày di sản văn hóa 23/11, triển lãm ảnh của 5 nước Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên với nhiều chủ đề phong phú. Phần thứ hai “Cây cầu tâm linh” là đại lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ và những người đã mất tại nơi đây. Lễ cầu siêu diễn ra trong không khí trang nghiêm, long trọng trước sự chứng kiến của người dân Hà Nội và du khách, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với những người đã ngã xuống để bảo vệ đất nước, bảo vệ Thủ đô.
Phần đặc biệt hấp dẫn của Festival cầu Long Biên được mang tên “Cây cầu tình yêu”, tái hiện hình ảnh quá khứ của những đôi nam nữ, cựu chiến binh và những cặp đôi trẻ trên cây cầu với thông điệp tình yêu từ quá khứ và hiện tại. Ngay trong lễ khai mạc sẽ có nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật được tổ chức như múa lân, múa rồng, lễ thượng cờ của 89 quốc gia có đại diện tại Hà Nội, đi bộ vì hòa bình với sự tham gia của đại diện nhiều đại sứ quán các nước tại Hà Nội cùng đông đảo nhân dân, trình diễn các hoạt động nhà nông đại diện cho nền văn minh lúa nước... Lễ khai mạc cũng xuất hiện một số nhân vật trong thần thoại, truyền thuyết như Thánh Gióng, chú Cuội... diễu hành cùng đoàn đi bộ. Festival văn hóa trên cầu Long Biên đã được tổ chức vào năm 2009, 2010, 2014 nhằm vinh danh cây cầu trăm tuổi. Năm 2019 là năm thứ 4 Festival được tổ chức với quy mô hoành tráng chắc chắn sẽ để lại dấu ấn trong lòng người dân Thủ đô.
Ni sư một thời bị đàm tiếu, giật mình nghe tiếng con gọi mẹNhận nuôi trẻ bị bỏ rơi, từng có thời gian vị ni sư Thích Đàm Thanh bị miệng đời thêu dệt, đổ lên đầu những dị nghị oan trái. |