Thị trường smartphone toàn cầu trong quý 1/2022 giảm 7% so với quý cùng kỳ năm ngoái,ầnhồiphụcsovớitrướcdịkết quả các trận bóng xuống còn 328 triệu thiết bị, theo công bố của Counterpoint. Hãng nghiên cứu nhận định việc thị trường sụt giảm chủ yếu do tình trạng thiếu hụt chip, do Covid-19 vẫn chưa hết hẳn và kết quả từ cuộc chiến Nga – Ukraine. Ngoài ra, quý 1 thường thấp điểm, do đó chứng kiến sự sụt giảm 12% so với quý trước.
Dù cùng chịu các tác động như nhau song một số hãng có dấu hiệu hồi phục tốt hơn. Samsung có vẻ vượt qua được vấn đề khan hiếm chip vốn tác động mạnh đến hãng này hồi năm ngoái. Các hãng lớn của Trung Quốc như Xiaomi, Oppo và Vivo lại chịu ảnh hưởng nặng nề hơn từ nguồn cung khan hiếm toàn cầu.
Khách hàng trải nghiệm sản phẩm Samsung trong dịp ra mắt. |
Samsung xuất xưởng được 74 triệu thiết bị trong quý 1/2022, chỉ giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái, thuộc 2 trong số 5 hãng trong top đầu hồi phục được số lượng smartphone xuất xưởng trước đại dịch. Dù dòng Galaxy S22 tung ra muộn hơn 1 tháng so với trước và giá cao hơn S21, song thị trường vẫn đón nhận tốt, tạo được tăng trưởng 7% theo quý.
Trong quý này, lượng iPhone xuất xưởng vẫn tương đương quý 1/2021, đạt 59 triệu sản phẩm. Góp phần vào sự duy trì sức mua là dòng iPhone 13 và việc ra mắt sớm dòng iPhone SE hỗ trợ 5G, giúp đẩy thị phần hãng này lên 18%, tăng so với 17% của quý 1/2021. Quý này số lượng iPhone xuất xưởng giảm 28% so với quý trước chủ yếu do yếu tố mùa vụ.
Trong khi đó, số lượng smartphone Xiaomi xuất xưởng quý này giảm 20% so với cùng kỳ, còn 39 triệu sản phẩm, khiến thị phần của hãng giảm xuống 12% (thấp hơn mức 14% của quý trước). Nguyên nhân của sự sụt giảm do dòng Redmi 9A và 10S có sức mua thấp, cộng với việc Xiaomi bị ảnh hưởng nặng về thiếu chip hơn so với hãng khác. Hãng cũng không được hưởng lợi từ Tết cổ truyền tại thị trường Trung Quốc khi thị phần của Xiaomi hiện ở mức 15% (thấp hơn mốc trên 16% ở quý trước lẫn quý cùng kỳ).
Do tình trạng khan hiếm linh kiện, thị phần Oppo bị giảm 19% so với cùng kỳ và giảm 9% so với quý trước, còn 31 triệu sản phẩm. Counterpoint nhận định việc tập trung vào bán lẻ trực tiếp và thiếu các đợt ra mắt sản phẩm lớn khiến thị phần Oppo giảm sút, nhất là ở những thị trường trọng điểm của hãng như Ấn Độ. Kết quả là thị phần Oppo giảm xuống còn 9% so với 11% ở quý cùng kỳ.
Vivo giảm 19% so với Q1/2021 và 3% so với quý trước, khiến thị phần giảm xuống còn 9%, thấp hơn mức 10% cùng kỳ năm ngoái. Cũng như Oppo, Vivo bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt nguồn cung kể từ cuối năm ngoái. Thêm vào đó, sự cạnh tranh gay gắt ở phân khúc smartphone tầm trung khiến thị phần hãng này bị ảnh hưởng. Dù bán tốt ở Trung Quốc và thay thế vị trí của Apple trong top đầu song thị phần Vivo trên toàn cầu lại giảm nhẹ.
Trong khi các hãng trong top 5 nói trên chịu ảnh hưởng bởi thị trường, thì một số hãng nhỏ hơn lại tăng trưởng tốt. Realme và Honor lần lượt tăng trưởng 13% và 148% so với cùng kỳ.
Chuyên gia từ Counterpoint nhận định tình trạng thiếu linh kiện dự kiến sẽ sớm giảm bớt, song cuộc chiến Nga-Ukraine lại đặt ra một thách thức mới đối với sự phục hồi của thị trường điện thoại thông minh toàn cầu. Tác động của chiến tranh có thể rộng hơn nếu nó dẫn đến nguồn nguyên liệu thô giảm, giá tăng, áp lực lạm phát hơn nữa, và/hoặc các nhà cung cấp khác rút khỏi Nga.
Hải Đăng
Doanh số smartphone toàn cầu quý I/2022 ghi nhận mức giảm sâu nhất kể từ khi Covid-19 khởi phát vào năm 2020 do nhu cầu giảm và tình hình kinh tế bất ổn.