TheữngđềthiNgữvănvàolớpthănghoavàđượcchờđợkèo mc vs muo nhận xét của thầy Trần Hinh – Khoa Văn trường ĐH khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), thì đề thi này “thăng hoa” thực sự. “Đề thi không theo một khuôn mẫu nào, chỉ gồm hai câu Nghị luận xã hội (NLXH) và Nghị luận văn học (NLVH). Câu NLXH chọn hai câu thơ trong tập Đồng dao của cố nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo: “Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi/ Có con người sống mà như qua đời”, một kiểu thơ triết lí, hết sức ấn tượng. “Không thể nói đây là đề thi dễ quá hay khó quá. Bởi lẽ, dù triết lí, nhưng ý thơ của Nguyễn Trọng Tạo là hết sức rõ ràng, nếu chuyển nó về một hình ảnh để so sánh thì có thể hiểu: có những người đã chết mà vẫn như còn sống. Trong khi, có những người đang sống mà như chết rồi. Để chuyển tư tưởng đó thành bài viết NLXH thật ra không khó. Cái khó, có lẽ là nằm ở khả năng lập luận, nêu lí lẽ, chọn dẫn chứng sao cho sống động để thuyết phục được người chấm bài. NLXH dù sao cũng là loại đề “mở”, không có đáp án cố định. Chỉ cần viết sao cho chân thành, học sinh có thể đạt điểm cao” – thầy Trần Hinh phân tích. Câu NLVH, theo thầy Hinh, là một câu hỏi lí luận văn học đúng nghĩa. Đề thi chọn dẫn một đoạn văn trong tập sách lí luận Văn học lâm nguy của nhà văn Tzvetan Todorov, kể về một nữ tù nhân tên là Charlotte Delbo dưới thời Đức Quốc xã trong thời gian bị giam giữ trong nhà tù. Nữ tù nhân này rất may mắn đọc được những cuốn sách do các bạn tù khác bí mật chuyển cho. Chị nhận thấy “Những nhân vật do nhà văn sáng tạo nên còn thật hơn những người bằng máu thịt”, vì họ vô tận. “Cho nên họ là bạn, là người đồng hành của tôi, là kẻ mà nhờ đó, chúng ta liên hệ với người khác trong cái móc xích nhân loại và móc xích lịch sử”. Câu hỏi là học sinh hiểu về đoạn văn như thế nào? Hãy chọn một vài nhân vật văn học để làm rõ ý kiến đã dẫn. Thầy Trần Hinh khẳng định đây là một câu hỏi hay, không bị lệ thuộc vào sách vở, đúng tầm của một đề thi chuyên Văn vào ĐH Quốc gia. “Tôi nhớ, trước đây, khoảng những năm 90 cũng từng có dạng đề thi kiểu “Nhân vật văn học có khi còn thật hơn cả con người thật”. Học sinh giỏi có thể có nhiều đất khám phá dạng đề thi này. Không quá khó hiểu, vì nhân vật văn học là sự khái quát, điển hình hóa của nhiều mẫu người thật, lại qua ngòi bút điêu luyện của nhà văn nên chúng “thật hơn”. Chẳng hạn, Chí Phèo, chị Út Tịch, Kan Lịch… trong các tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn Thi và Hồ Phương, thật hơn những nhân vật ở ngoài đời cũng là dễ hiểu”. Sự chờ đợi không hoài phí! Đây là nhận xét của cô Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Ngữ văn Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) đối với đề thi môn Ngữ văn chuyên của TP.HCM. Đề thi tạo bất ngờ với vấn đề đặt ra trong câu NLXH – có nên quá coi trọng việc “được khen ngợi”? Đây là vấn đề khá thiết thực với tâm lý xã hội hiện nay, cũng là vấn đề tiềm tàng những quan niệm trái chiều, những phản biện, điều rất tích cực cho tư duy độc lập của học trò. "Tuy nhiên, ngữ liệu trong đề còn gợi ra những suy nghĩ sâu xa hơn cho học trò khi mở ra vấn đề về bản lĩnh, bản ngã cá nhân. Những thực tế trái chiều trong cuộc sống, những tầng bậc ý nghĩa có thể được gợi ra từ một ngữ liệu đắc địa, đó là mảnh đất đầy tiềm năng cho học trò thể hiện quan niệm riêng, đặng chọn được những học trò thực sự cho đội ngũ chuyên văn. Câu hỏi này cho thấy một bí quyết của kiểu bài NLXH, đó là đề bài sẽ có thể tạo ra vấn đề bàn luận, phản biện hay trước một quan điểm chênh vênh giữa những chân lý đối lập". Câu NLVH đề cập vấn đề cũ nhưng có cách dẫn dắt rất mới và lạ. "Lạ, mới trong dẫn dắt, nhưng vấn đề bàn luận là cái muôn đời của thơ ca nói riêng, nghệ thuật nói chung, và vì thế, thú vị, hấp dẫn nhưng không làm khó cho học trò. Các em không khó để nhận ra yêu cầu bàn luận liên quan tới hai bình diện quan trọng nhất của thơ, đó là xúc cảm, là tiếng lòng nhà thơ được gửi gắm, thể hiện trong một hình thức ngôn từ phù hợp – đó là hai yếu tố thuộc về nội dung tư tưởng, tình cảm và hình thức ngôn từ. Cũng hai phạm trù nội dung tư tưởng, tình cảm và hình thức ngôn từ trong thơ, nhưng không bị phân tách một cách siêu hình bởi hai khái niệm “nhan sắc” và “đức hạnh”, học sinh sẽ có điều kiện thể hiện những kiến giải riêng của mình, dựa vào gợi ý của hình ảnh “chiếc lá của lời” và nhất là trải nghiệm văn học của chính các em" - cô Tuyết phân tích. Kết nối văn học với cuộc sống Trong khi đó, thầy Võ Kim Bảo, giáo viên Ngữ văn Trường THCS Nguyễn Du (Quận 1, TP.HCM) dành nhiều lời khen cho đề thi Văn vào lớp 10 của TP.HCM. "Cách đề thi được xây dựng dựa trên một chủ đề thống nhất là "lắng nghe" cho thấy sự sáng tạo, giúp thí sinh có tư duy mạch lạc, xuyên suốt quá trình làm bài". "Sự đổi mới trong cách ra đề rõ rệt nhất ở câu 3. Đề bài cho học sinh nhiều sự chọn lựa, và các em chính là người chọn tác phẩm để phân tích và chọn tác phẩm để liên hệ. Với cách ra đề này sẽ tránh được tình trạng đoán đề, học tủ, học vẹt, tránh việc lạm dụng văn mẫu". Thầy Bảo cũng cho rằng đề thi chú trọng kĩ năng, nhận thức, trải nghiệm nhiều hơn là kiến thức hàn lâm, nặng nề và giúp cho học sinh kết nối văn học với cuộc sống. Ngân Anh - Thanh Hùng Yêu cầu học sinh bàn về “nhan sắc” và “đức hạnh”, đề thi vào lớp 10 chuyên Văn của Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội & Nhân văn (Hà Nội) gây tranh cãi vì “có phần cổ hủ và quá sức với học sinh lớp 9”.Thí sinh thi vào lớp 10 năm 2020. Ảnh: Thanh Tùng Đề thi Ngữ văn chuyên của TP.HCM Học sinh thi vào lớp 10 của TP.HCM đã có một đề Văn thú vị. Ảnh: Thanh Tùng Hiệu trưởng Chuyên KHXH&NV lên tiếng về đề Văn gây tranh cãi