U90 ở An Giang cưỡi mô tô đi phượt,ữngdịnhânmiềnTâycóbiệttàisiêuđộcaicũngphảingảmũlich ngoai hang anh gánh tạ 80 kg, trai 20 cũng không theo kịp
Ở tuổi 85 người ta chỉ trông mong còn tự chăm sóc được bản thân, đủ minh mẫn để không làm phiền con cháu. Nhưng ông Khưu Văn Chắc ở phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, An Giang lại rất "dị", thích cưỡi mô tô đi phượt hay đến câu lạc bộ thể hình đẩy tạ.
Những bài tập gym cầu kỳ hay nâng tạ đến 80kg chưa bao giờ làm khó được ông Chắc. Trước đây, khi ở tuổi ngoài 50 sức khỏe của ông Chắc cũng xuống dốc như bao người trung niên khác khi mắc các chứng bệnh như cao huyết áp, tim mạch và bệnh gout.
Bước qua tuổi 60, ông Chắc không thể làm việc nặng, khuân vác nhiều một chút đã thở hổn hển, xương khớp cứ đau nhức triền miên. Được bạn bè thôi thúc ông quyết định đến phòng gym gần nhà rèn luyện, nâng cao sức khỏe.
Tính đến nay, ông Chắc đã tập gym được hơn 20 năm, mỗi ngày ông đều cố gắng dành 2 giờ đồng hồ cho việc tập luyện. Năm 2016, cụ ông 85 còn nhận được giấy chứng nhận huấn luyện viên thể hình, trở thành huấn luyện viên thể hình lớn tuổi nhất Việt Nam.
Ngoài tập gym, ông Chắc còn có đam mê với xe mô tô phân khối lớn. Năm 82 tuổi ông mới đi thi và lấy bằng lái xe mô tô. Cụ ông còn là "tay lái" cừ khôi thường xuyên "phượt" từ An Giang về Vũng Tàu để thăm người thân.
"Vua khỉ miền Tây" biệt tài hạ đốn cây trong "một nốt nhạc"
Tập làm nghề từ năm 21 tuổi khi theo người anh rể làm nghề trại cưa, mỗi khi rảnh rỗi, anh Phạm Thanh Tùng (49 tuổi, ngụ xã An Thái Đông, huyện Cái Bè, Tiền Giang) lại lấy cưa ra cưa đốn cây trong vườn nhà.
Lâu dần quen tay, bà con lối xóm thấy anh có tay nghề nên thuê anh cưa đốn cây, tính đến nay anh theo nghề đã tròn 28 năm.
Theo anh Tùng, mỗi loại cây xanh có độ khó riêng, trước khi vào cưa, đốn hạ bất kỳ cây gì anh đều tỉ mỉ quan sát theo yêu cầu của gia chủ, khách thuê, đảm bảo trong quá trình cưa thân cây, nhánh cây rơi xuống không ảnh hưởng đồ vật xung quanh và người bên dưới.
Không cần dây chuối hay thiết bị leo cây chuyên dụng, đồ nghề của anh Tùng chỉ vỏn vẹn chiếc cưa máy, dây thừng đã đủ giúp anh chinh phục hàng trăm ngàn cây cao. Lấy đôi tay làm điểm tựa, đôi chân anh Tùng cứ thoăn thoắt bám chặt vào thân cây mà di chuyển nhẹ nhàng lên ngọn cây.
Thông thường, những loại cây anh hay chinh phục là dừa, sao, bang… có độ cao từ 10 đến hơn 30m và anh chỉ mất vài chục giây hoặc hơn một phút để leo đến ngọn.
Người đàn ông tay không bắt cá, bắt con nào dính con đó
Người ta bắt cá thường phải giăng lưới, dùng cần câu... nhưng anh Trần Văn Hiếu (45 tuổi) ở xã Tân Huề, huyện Thanh Bình Đồng Tháp thì hoàn toàn khác. Anh chỉ dùng đôi tay không để săn cá.
Do sinh ra trong gia đình khó khăn lại đông con, ngay từ năm 10 tuổi anh Hiếu đã theo cha và các anh lặn ngụp bờ sông, kênh rạch để bắt cá cho bữa ăn hằng ngày hoặc nếu còn dư thì đem bán để có tiền trang trải cuộc sống.
Từ năm anh Hiếu 20 tuổi, anh bắt đầu xem nghề bắt cá là "cần câu cơm", mỗi ngày anh dành ra khoảng 2 tiếng đồng hồ để lặn sông bắt cá. Đồ nghề chính của anh Hiếu chỉ vỏn vẹn chiếc ghe, dây oxy dài 30m để thở dưới nước và đôi tay không.
"Ở dưới đáy sông có từng bậc cấp, cá, tôm đâu phải chổ nào cũng có nó đâu, nhiều khi nó ở có điểm. Cá hay ở trong hang nên mình mò trong mé bờ để bắt, còn những con tôm thường hay búng lui lắm, đụng đầu là đuôi nó búng văng vô mình hà…"anh Hiếu chia sẻ bí quyết bắt cá bằng tay không.
Trước đây cá tôm còn nhiều, mỗi lần đi "săn" anh Hiếu có thể thu hoạch được "chiến lợi phẩm" với cả chục kg cá, tôm nhưng giờ chỉ còn lác đác 2,3kg.
Vượt gần 1.000km đến thăm, Trúc nhìn thấy người mình yêu nằm một chỗ, chỉ có thể cử động những đầu ngón tay. Ngay lúc đó, Trúc quyết định dành cả đời yêu thương người đàn ông này.