Tại TP.HCM,ànhcôngnghiệpgameViệtNamhoàntoàncóthểđạttỷUSDtrongnămtớtỷ lệ 88 Google Cloud đã tổ chức sự kiện Games Industry Showcase nhằm đưa công nghiệp game Việt Nam trở thành một cường quốc trên toàn cầu. Sự kiện có sự tham gia của các công ty game nổi tiếng trong nước như VNG Games, Amanote, Wolffun Game và FPT Telecom.
Ông Nguyễn Đức Toàn, Giám đốc điều hành Google Cloud, phụ trách Việt Nam cho biết, theo nhận định của Google, việc Bộ TT&TT đưa ra định hướng phát triển ngành công nghiệp game Việt trong 5 năm tới doanh thu tăng từ 600 triệu USD lên 1 tỷ USD là hoàn toàn khả thi.
Theo đại diện của Google Cloud, có 4 yếu tố để ngành game tại Việt Nam phát triển trong thời gian tới, đó là: con người, hạ tầng, dân số trẻ và ứng dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất game.
Trong đó, con người là yếu tố đầu tiên, với việc Việt Nam có hệ thống giáo dục tốt, học sinh và sinh viên thông minh và hiếu học, chính điều này đã tạo ra rất nhiều kỹ sư tài năng. Ở lĩnh vực lập trình, Việt Nam đang nằm trong top 10 bảng xếp hạng về số lượng kỹ sư tài năng trên thế giới.
Tiếp đến, Việt Nam có một cơ sở hạ tầng mạng tốt, có thể kể đến những công ty như FPT đang triển khai nhiều công nghệ mới phục vụ người dùng và doanh nghiệp.
Việt Nam là quốc gia phổ cập mạng cáp quang đến mọi nhà với giá thành rẻ, một điều rất khó thấy ở nhiều nước trên thế giới và giá dịch vụ 4G của Việt Nam cũng thuộc vào hàng rẻ nhất thế giới. Chính những yếu tố này tạo ra nền tảng ban đầu để các studio sản xuất và phát hành game ra thị trường.
Một lợi thế để ngành game phát triển nữa là Việt Nam có dân số trẻ và 72% số người trưởng thành hằng ngày đang dùng điện thoại di động, từ chat, đến mua sắm, xem video, chơi game và kết nối các mạng xã hội.
Hiện các studio trong nước cũng ưu tiên làm game trên điện thoại di động trước chứ không phải trên máy tính, đây là điều tiến bộ hơn hẳn so với nhiều quốc gia khác.
Điều này cũng khiến cho ngành công nghiệp game Việt Nam có một thế hệ lập trình phát triển game trên di động đầy tài năng, khi trong 6 tháng đầu năm các game của Việt Nam đang đứng top 5 về lượt tải trên thế giới, tỉ lệ tăng trưởng của game di động tại Việt Nam cao hơn cả Nhật Bản và Hàn Quốc.
Theo ông Nguyễn Đức Toàn, thế hệ game di động rất quan trọng, bởi hàng chục năm mới có thể bán được 1 triệu máy tính, nhưng chỉ trong vòng 1-2 năm có thể bán được hàng chục triệu chiếc điện thoại di động, vì thế game trên di động là xu hướng của tương lai và Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt đó.
Đại diện Google Cloud cho rằng, yếu tố công nghệ cũng là mấu chốt để phát triển ngành game. Cụ thể, để phát hành game ở thị trường quốc tế, đòi hỏi phải có hạ tầng đủ khả năng phủ sóng toàn cầu, với một tựa game Việt Nam muốn phát hành ở châu Mỹ La tinh, ngoài người chơi doanh nghiệp còn phải quan tâm đến hạ tầng, từ hệ thống server, kết nối mạng viễn thông, địa phương hoá… và hiện nay Google Cloud hoàn toàn có thể hỗ trợ được cho các studio game làm điều đó.
Bên cạnh đó, với công nghệ AI được tích hợp trong API dịch thuật, sẽ giúp cho việc chuyển ngôn ngữ trở thành ngôn ngữ địa phương một cách dễ dàng, có thể dịch ra hàng trăm ngôn ngữ khác nhau để phục vụ cho doanh nghiệp game dễ dàng phát hành ở các nước.
Google cũng có thể hệ thống lại cơ sở dữ liệu giúp các doanh nghiệp sản xuất game dễ dàng phân tích các chỉ số khi phát hành ra thị trường và các doanh nghiệp nếu biết tận dụng các công nghệ hiện đại, đảm bảo các vấn đề bảo mật mà Google Cloud cung cấp như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, AI… Việt Nam hoàn toàn có cơ hội và tăng trưởng vượt các quốc gia đã có ngành này phát triển rất lâu đời.
Cả đại diện của VNG Games, Amanotes, Wolffun game đều cho rằng, khi đưa các công nghệ hiện đại của Google Cloud vào quá trình sản xuất và phát hành game của mình đã giúp họ giải quyết được rất nhiều vấn đề.
Game phát hành ra thị trường thế giới bảo đảm được sự ổn định, bảo mật tốt, dữ liệu được tổng hợp và phân tích chi tiết, dễ dàng cá nhân và địa phương hoá… Đặc biệt, về mặt chi phí các doanh nghiệp này bỏ ra khi sử dụng các dịch vụ của Google Cloud là không đáng kể, chỉ chiếm dưới 10% doanh thu.
Nhà phát triển game Việt sẽ tìm kiếm đối tác mới vì Unity "quá tham lam"Từ ngày 1/1/2024, Unity thu thêm khoản phí hàng tháng, gọi là Unity Runtime Fee - thu phí qua lượt tải game. Điều này có thể khiến các nhà phát triển game tại Việt Nam buộc phải tìm các đối tác khác nếu muốn tồn tại.