Nhiêu khê xác nhận nộp đủ thuế
Theệpvẫnesợthủtụchảiquanvàgặpkhóvớithủtụcthuếbóng da wapo thông tin từ Diễn đàn cạnh tranh quốc gia, tại Hội nghị đối thoại về chính sách và thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2017 diễn ra ngày 27/11, ông Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết những chính sách, pháp luật về thuế (như thuế điện tử) đã thay đổi theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một số quy định trong chính sách thuế thay đổi nhanh chóng khiến doanh nghiệp gặp khó. Nhiều doanh nghiệp cho biết có nhiều nghị định, thông tư về thuế vừa ra đã chỉnh sửa bổ sung, văn bản ra lúc nào doanh nghiệp cũng không biết.
“Điều đó khiến cho nhiều doanh nghiệp nắm bắt không kịp các thay đổi về thủ tục, chính sách thuế nói riêng và thay đổi pháp luật liên quan đến sản xuất kinh doanh nói chung. Do quy định, hướng dẫn về các loại thuế còn dàn trải ở nhiều thông tư, nghị định của các năm khác nhau, khiến doanh nghiệp lúng túng trong việc áp dụng luật thuế”, ông Khương nói.
Về quá trình thanh kiểm tra, ông Khương cho hay, các doanh nghiệp mong muốn khâu thanh tra, kiểm tra nên nhanh chóng, gọn nhẹ và đúng mục đích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển hơn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thanh kiểm tra thuế quá chậm, đến khi kiểm tra sau 5 năm thậm chí 10 năm mới kiểm tra thì tính phí nộp chậm/ngày của chi phí không hợp lý, khiến “bị truy thu vừa tiền lãi chậm nộp lên hơn 100 triệu chẳng hạn thì doanh nghiệp chỉ còn nước phá sản”.
Ông Khương nhắc tới việc khi thanh kiểm tra thuế cán bộ thuế yêu cầu mẫu biểu 08 (đăng ký tài khoản ngân hàng của khách hàng). Các doanh nghiệp cho rằng việc đăng ký tài khoản ngân hàng với cơ quan Thuế là cần thiết phục vụ cho việc quản lý thuế được chặt chẽ nhưng quy định để được khấu trừ thuế GTGT thì bên bán, bên mua đều phải đăng ký tài khoản với ngân hàng là chưa hợp lý vì bên mua không có chức năng và quyền kiểm tra bên bán xem có đăng ký tài khoản với cơ quan thuế chưa.
Cũng theo ông Khương thủ tục dành cho các doanh nghiệp nợ thuế, phạt chậm nợ thuế còn rườm ra, phức tạp, làm khó doanh nghiệp.
“Có doanh nghiệp cho biết, phát sinh thuế phải nộp quý 4 nhưng thời hạn cuối nộp rơi vào quý 1 năm sau, nên doanh nghiệp nộp vào quý 1 năm sau (vẫn được xem là nộp đúng hạn và không nợ thuế). Nhưng khi doanh nghiệp cần xác nhận nghĩa vụ nộp thuế thì không xác nhận được hay thủ tục rất rườm rà và không phản ánh đúng tình trạng nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp, vì cán bộ phụ trách nói chỉ xác định căn cứ đến 31/12 của năm đó và xem như khoản nộp vào đầu năm sau là nợ thuế", ông Khương nói.
Chưa kể, mức phạt khoản tiền chậm nộp quá cao như đã nói ở trên khiến doanh nghiệp gặp thêm khó khăn về kinh doanh. Cơ quan thuế nên xem xét, đánh giá tình hình của doanh nghiệp để có thể miễn, giảm khoản mức phạt khoản tiền chậm nộp.