Môi giới từ bán đất chuyển sang bán quần áo,ạnnguồnhàngnhiềumôigiớibấtđộngsảnchuyểnnghềđilivestreamdạsoikeo 88 đồng hồ
Theo các chuyên gia, năm 2019 là một năm đầy khó khăn với các doanh nghiệp bất động sản và những công ty môi giới. Nguyên do là bởi nguồn cung khan hiếm cục bộ ảnh hưởng từ việc chính quyền thắt chặt việc cấp GPXD cho những dự án mới.
Theo thống kê từ HoREA, cả năm 2019 chỉ có duy nhất một dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, giảm khoảng 83%. Thị trường khó khăn dẫn đến việc chỉ có 32 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện huy động vốn với 19.662 căn nhà, giảm 58,44% về số lượng dự án và giảm 30,56% về số lượng căn nhà so với năm 2018.
Do khan hiếm nguồn hàng, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã phải cơ cấu lại nguồn nhân lực, cắt giảm nhân sự kinh doanh vì không đủ chi phí nuôi quân. Chia sẻ tại sự kiện báo cáo thị trường Quý III mới đây, ông Phạm Lâm - Giám đốc Công ty DKRA Việt Nam cho biết chưa có năm nào thị trường bất động sản lại khan hiếm nguồn hàng như năm nay. Thời gian qua, công ty ông Lâm cũng gặp khó khăn khi thiếu sản phẩm để bán, trong khi đó hàng tháng phải chi đến 6 tỷ cho hoạt động và nuôi quân.
Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm, nhiều môi giới phải chuyển nghề trong năm 2019. |
Trong xu thế đó, nhiều môi giới đã phải chuyển nghề vì không đủ nguồn thu đảm bảo cuộc sống. Ghi nhận trong những tháng cuối năm 2019, phần lớn môi giới bất động sản đã chuyển nghề qua kinh doanh mặt hàng khác như bán quần áo, mỹ phẩm, đồng hồ. Nhiều môi giới xin chuyển từ công ty bất động sản sang công ty du lịch, kinh doanh ô tô, xe máy…
Anh Nguyễn Mạnh H, một môi giới làm việc cho một sàn bất động sản tại TP.HCM cho biết bắt đầu từ tháng 5/2019, toàn công ty rơi vào cảnh hoang mang vì Giám đốc không đủ tiền lãi để trả lương cho nhân viên. Biết rõ thị trường đang khó khăn nên hơn 100 nhân viên nơi công ty H. làm việc vẫn cố gắng bám trụ với hy vọng khi thị trường khai thông thì mọi chuyện sẽ thuận lợi.
Tuy nhiên, đến tháng 8/2019 nhận thấy tình hình không quả quan, H. và nhiều đồng nghiệp quyết định nghỉ việc để giảm tải áp lực cho sếp, đồng thời tìm nguồn thu nhập mới để lo cho gia đình.
Tương tự với H, Trần Văn Bình, nhân viên làm việc cho một công ty bất động sản có tiếng trên thị trường TP.HCM cũng chia sẻ rằng nhiều tháng nay hàng trăm nhân viên của công ty không có việc để làm. Vì không có dự án mới ra hàng nên bộ phận sales phải dồn vào các dự án cũ để bán nhưng do nguồn hàng hạn hẹp nên anh em phải chia nhau từng đồng lợi nhuận, trong khi mức lương cố định lại thấp nên không đủ trang trải chi phí để ổn định cuộc sống. H. cũng dự tính đến giữa năm 2020 nếu thị trường tiếp tục khó khăn thì sẽ tìm việc mới để làm.
“Chưa bao giờ tôi thấy nghề làm môi giới bất động sản lại khó khăn đến cực độ như bây giờ. Thị trường thì khan hiếm toàn bộ, anh em môi giới thì có cả mấy ngàn người không biết lấy gì để sống. Tết đến nơi rồi, mọi người trong công ty đều đang lo lắng là năm nay tiền thưởng Tết sẽ bị cắt nhiều so với mọi năm”, H. cho hay.
Nghề môi giới có thật sự dễ làm giàu?
Trong vài năm gần đây khi thi trường bất động sản nóng lên, nghề môi giới trở nên thịnh hành và được xã hội nhìn nhận để thay thế cho cụm từ “Cò đất”. Với sức hút đó, thị trường đã thu hút một lực lượng lớn môi giới tham gia hành nghề.
Theo thống kê của Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay có gần 300.000 người làm nghề môi giới, chủ yếu tập trung ở hai thị trường là Hà Nội và TP HCM (Hà Nội có gần 60.000 người, TP HCM gần 100.000 người). Các môi giới hoạt động trong các công ty môi giới, sàn giao dịch hoặc tự hoạt động cá nhân. Trong đó số lượng môi giới được cấp chứng chỉ hành nghề khoảng chỉ khoảng 35.000 ( tương đương 12%).
Anh Nguyễn Văn Hùng, Trưởng văn phòng Hội môi giới Bất động sản Việt Nam - Khu vực miền Nam cho biết hiện nay nghề môi giới đang bị hiểu sai. Nhiều người nghĩ rằng làm môi giới là giàu nhanh, 1 tháng thu nhập vài chục đến vài trăm triệu. Những vọng tưởng về một nghề cho phúc lợi cao, ăn ngon mặc đẹp khiến nhiều bạn trẻ lao vào như “thiêu thân” mà không hề lường trước rủi ro. Thậm chí nhiều cử nhân còn bỏ nghề chính với thu nhập tháng trên 10 triệu để đi làm môi giới rồi sau vài năm mới nhận ra mình không phù hợp.
Tuy nhiên, nghề môi giới BĐS có thực sự là nghề “hái ra tiền” hay không thì chỉ có người trong cuộc mới rõ. Bên cạnh những người giàu lên nhờ nghề thì có những câu chuyện "cười ra nước mắt" mà chỉ có dân làm nghề môi giới mới từng thấm thía.
Theo anh Nguyễn Mạnh Hùng, trong 11 tháng đầu năm 2019 số lượng môi giới đã bắt đầu giảm sút. Thậm chí, có những môi giới 4-5 tháng liền không hề có một đồng thu nhập nào do không bán được sản phẩm, hoặc không có hàng để bán. Khi mà thị trường đang khó khăn, không chỉ hiếm nguồn cung mà còn phải cạnh tranh về đất sống, các môi giới sẽ phải suy nghĩ lại về bản chất thật sự của nghề.
“Nút thắt về pháp lý đang khiến nguồn cung trở nên khan hiếm, nguồn cung khan hiếm tại Thành phố Hồ Chí Minh – Hà Nội là áp lực rất lớn cho những công ty phân phối bất động sản và những người hành nghề môi giới bất động sản.
Do đó, môi giới phải chấp nhận tìm cơ hội ở tất cả các tỉnh thành như: Bình Dương, Bình Phước, Long An, Đồng Nai , Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ , Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang…. Hoặc chuyển sang nghề mới”, anh Hùng cho hay.
Khánh Hòa
Tưởng chừng việc bán dạo ngoài đường chỉ xảy ra với các mặt hàng giá trị thấp như thịt, rau, hoa quả, nhưng nó lại xảy ra với cả sản phẩm có giá trị cao như bất động sản.
顶: 415踩: 3
评论专区