Đã xử lý xong 41 vụ can nhiễu sóng di động
Ngày 9/7/2015,àmạnghứasẽtăngvùngphủsóngtrongnhàchongườidânhận định trận ac milan Trung tâm Tần số vô tuyến điện (TSVTĐ) khu vực 1 thuộc Cục Tần số vô tuyến điện đã tổ chức cuộc họp với đại diện các mạng thông tin di động Viettel, MobiFone, VinaPhone và Vietnamobile (HTC) để bàn giải pháp khắc phục tình trạng can nhiễu sóng thông tin di động xảy ra đột biết thời gian gần đây trên địa bàn Hà Nội.
Như ICTnews đã đưa tin, từ tháng 5/2015 đến nay, Trung tâm TSVTĐ khu vực I đã nhận được hơn 50 kháng nghị can nhiễu từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động Viettel, MobiFone, VinaPhone. Các can nhiễu xảy ra trên các băng tần số 900MHz, 1.800MHz và 2.100MHz đã được cấp phép sử dụng cho hệ thống 2G, 3G. Khu vực xảy ra can nhiễu gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân… thuộc thành phố Hà Nội. Các vụ can nhiễu đã gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ của các nhà mạng thông tin di động, như tỷ lệ rớt cuộc gọi tăng cao bất thường, suy giảm tốc độ kết nối, thậm chí làm gián đoạn kết nối mạng 3G.
Cụ thể, theo thống kê của Trung tâm TSVTĐ khu vực I, chỉ trong nửa đầu năm 2015, đơn vị đã tiếp nhận 59 công văn kháng nghị nhiễu và 24 điểm thông báo nhiễu về thông tin di động, trong đó HTC 1 vụ, VinaPhone 1 vụ, VMS-MobiFone 7 vụ, Viettel 50 vụ và 24 điểm thông báo nhiễu.
Kết quả đo kiểm soát của Trung tâm cho thấy, ngoài 3 vụ can nhiễu do thiết bị nhận dạng vô tuyến RFID và 2 can nhiễu do thiết bị camera không dây, có tới hơn 40 điểm nhiễu được xác định nguyên nhân là do các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Hà Nội tự ý lắp đặt, sử dụng thiết bị kích sóng thông tin di động không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, thậm chí có những điểm nhiễu phát hiện ra nhiều thiết bị kích sóng gây nhiễu. Các thiết bị kích sóng hiện các đơn vị, hộ gia đình thường sử dụng, gây can nhiễu nhiều là loại thiết bị băng rộng, phổ tín hiệu có dải tần từ 880 - 925MHz, với cường độ tín hiệu mạnh, gây can nhiễu đến băng tần UpLink của cả 3 mạng Viettel, VinaPhone và MobiFone.
Đại diện Trung tâm TSVTĐ khu vực 1 cũng cho biết thêm, đơn vị gặp khó khăn trong việc tìm, xác định các thiết bị kích sóng thông tin di động gây can nhiễu do các thiết bị kích sóng thường rất nhỏ gọn, được lắp vào các góc kín trong nhà; các anten (anten Omi vô hướng hoặc anten Yagi định hướng) thường nhỏ, lắp đặt tại các tầng tum của tòa nhà, các ô cửa sổ, các biển hiệu nên rất khó tìm, khó xác định, mất nhiều thời gian công sức. Ngoài ra, việc xin lên các điểm cao tại nhà riêng, nhà hàng, khách sạn… để đo và xác định cũng khó thực hiện.
Trao đổi với ICTnews, ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc TSVTĐ khu vực 1 cho biết, trong hơn 50 vụ can nhiễu về thông tin di động xảy ra thời gần đây, đến nay Trung tâm đã xử lý xong 41 vụ, kết quả kiểm tra lại cho thấy thiết bị kích sóng đã ngừng hoạt động.
Tuy nhiên, kết quả kiểm tra của Trung tâm cho thấy, có 5 đơn vị mặc dù đã được yêu cầu ngừng sử dụng nhưng sau đó lại tái sử dụng. Do đó, ngày 7/7 vừa qua, Trung tâm TSVTĐ khu vực 1 đã phối hợp với cơ quan quản lý tại địa bàn là Sở TT&TT, Công an Hà Nội thực hiện 3 vụ cưỡng chế, tịch thu thiết bị kích sóng của 3 tổ chức cá nhân, trong đó có 1 Công ty ở ngõ Quan Thổ 3 và 2 hộ gia đình tại đường Phùng Chí Kiên và Đê La Thành.
Nhà mạng phải cải thiện chất lượng dịch vụ