Đề xuất dừng chiếu hoặc rút phép đối với phim có nghệ sĩ dính scandal
Triệu Vy mới đây bị xóa tên khỏi thành phần đoàn phim 'Hoàn châu Cách cách' vì scandal đời tư. |
Trong cuộc thảo luận tại tổ về Luật Điện ảnh (sửa đổi) sáng 23/10,ễnviêndínhscandalsaolạiđòicấmchiếucảkết quả giải vô địch quốc gia tây ban nha ĐBQH Lê Thu Hà (đoàn Lào Cai) nhắc đến đối tượng tham gia và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực điện ảnh là các diễn viên điện ảnh. Bà dẫn chứng, trên các phương tiện truyền thông vừa qua Trung Quốc đang làm một chiến dịch rất mạnh mẽ để loại bỏ ngôi sao có lối sống lệch chuẩn. Họ có kế hoạch nâng cao chất lượng nghệ sĩ là phải trau dồi kỹ năng, đề cao các giá trị sản phẩm, hay tác phẩm có những vấn đề không đảm bảo quy định bị dừng chiếu.
"Tôi nghĩ chúng ta cũng có thể tham khảo vấn đề này, bởi vì người hoạt động nghệ thuật cần phải hết sức giữ gìn hình ảnh của mình, nghệ sĩ cần đức trước khi cần tài", ĐBQH Lê Thu Hà nêu ý kiến. Bà đề xuất có quy định trong dự thảo luật về dừng chiếu hoặc rút phép đối với các tác phẩm điện ảnh khi người nghệ sĩ vi phạm đạo đức an ninh chính trị hoặc phát ngôn nào đó.
Ngay khi ý kiến của ĐBQH Lê Thu Hà được đăng tải trên truyền thông, giới làm phim đã có phản ứng ngay lập tức. Điều này cũng dễ hiểu bởi ý kiến của đại biểu Lê Thu Hà mang tính cảm tính và không xem xét đến thiệt hại mà nhà sản xuất gặp phải nếu phim bị dừng chiếu vì diễn viên dính scandal.
Trên thực tế các bộ phim được cấp phép ra rạp hiện nay đã được kiểm duyệt kỹ thông qua Hội đồng duyệt phim quốc gia và chỉ bị cấm phổ biến nếu vi phạm các điều cấm trong Luật điện ảnh. Việc dừng chiếu hoặc rút giấy phép đối với các tác phẩm điện ảnh khi người nghệ sĩ vi phạm đạo đức an ninh chính trị hoặc phát ngôn nào đó là điều chưa từng có tiền lệ không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Việc một bộ phim ngưng chiếu chỉ xảy ra khi nó bị phát hiện sai phạm nghiêm trọng về nội dung hoặc không có khán giả, bị người xem tảy chay. Không thể vì scandal của một diễn viên tham gia phim mà rút giấy phép của cả bộ phim, vốn là sản phẩm của tập thể, chưa kể làm ảnh hưởng đến nhà sản xuất vốn đã phải bỏ ra rất nhiều tiền làm phim.
Phim 'Chú ơi đừng lấy mẹ con' bị ảnh hưởng nặng về doanh thu vì scandal của hai diễn viên chính nhưng không thể vì thế mà rút giấy phép ngay ngừng chiếu phim này. |
Hệ luỵ không tươi sáng cho điện ảnh Việt
Nhà sản xuất Vũ Phượng (phim Hai Phượng, Người bất tử)chia sẻ với VietNamNet, chị hoàn toàn ủng hộ việc nhà nước có những giải pháp để nghệ sĩ giữ gìn hình ảnh, phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, luôn học hỏi và nâng cấp bản thân để cống hiến nghệ thuật. Bởi tầm ảnh hưởng của nghệ sĩ với công chúng không phải là nhỏ, đặc biệt là giới trẻ.
Hành vi của các em có thể bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu khi văn hoá thần tượng ở đối tượng này luôn cao. Là một nhà đầu tư, sản xuất phim và làm truyền thông phim ảnh nhiều năm qua, Vũ Phượng cũng rất mệt mỏi với những scandal bỗng dưng từ đâu rơi xuống đầu đoàn phim vì một cá nhân nào đó tham gia vào dự án. Bản thân ê kíp của chị cũng đã phải tiêu tốn rất nhiều tiền để xử lý khủng hoảng truyền thông để giảm thiểu rủi ro cho bộ phim nhất có thể nên việc diễn viên hay bất cứ nghệ sĩ nào cần giữ gìn hình ảnh của mình là việc cần thiết.
Tuy nhiên, nhà sản xuất Vũ Phượng phản đối đề xuất dừng chiếu phim chỉ vì scandal của diễn viên. Chị gay gắt: "Nếu chỉ vì scandal cá nhân của một thành viên trong đoàn phim mà cả bộ phim phải chịu cảnh dừng chiếu hoặc cấm chiếu thì thật bất công cho cả một tập thể đoàn làm phim, đặc biệt là cho nhà đầu tư khi họ phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để đầu tư phim. Thực tế trong bối cảnh hiện tại, khi không có quy định cấm chiếu tôi nghĩ là không hợp lý như thế này thì nhà đầu tư và sản xuất phim cũng đã phải chịu quá nhiều rủi ro.
Khi làm phim hợp đồng với diễn viên luôn có các điều khoản cần giữ gìn hình ảnh cá nhân để không ảnh hưởng đến dự án nhưng khi xảy ra scandal thì chỉ có nhà đầu tư bỏ tiền ra để xử lý khủng hoảng, hạn chế tối đa sự xuất hiện của diễn viên hoặc thành viên đó trong các chiến dịch truyền thông, chứ diễn viên đó đâu có chịu các khoản chi phí này. Mà dù đã có các điều khoản đền bù do cá nhân ảnh hưởng đến bộ phim thì liệu rằng một diễn viên có thể trả được số tiền thiệt hại cho một bộ phim lên đến 30 - 40 tỷ đồng khi họ chỉ được trả thù lao cao lắm cũng chỉ bằng khoảng 1/50 số tiền này. Và chúng tôi phải theo đuổi các cuộc kiện tụng đến bao giờ mới lấy lại được số tiền đã mất.
Tôi nghĩ nếu quy định này được ban hành, những nhà sản xuất phim khó sẽ là những người gặp khó khăn nhất về mặt tài chính vì các nhà đầu tư phim có thể quay lưng với các dự án điện ảnh. Và điều này kéo theo hệ luỵ không tươi sáng cho điện ảnh Việt và những nhân sự làm việc trong ngành khi các dự án phim có thể giảm xuống trong thời gian sắp tới".
Nhà sản xuất sẽ thiệt hại lớn
Đạo diễn Lương Đình Dũng chỉ đạo cảnh quay phim hành động võ thuật mới có chi phí hàng chục tỷ đồng. |
Đồng quan điểm, đạo diễn, nhà sản xuất Lương Đình Dũng chia sẻ với VietNamNet rằng việc vi phạm ở mức độ nào và thành viên nào vi phạm thì phim hay tác phẩm đó sẽ bị rút giấy phép, điều này phải cực kỳ cụ thể. "Điện ảnh là sản phẩm tổng hợp. Tức là thậm chí hàng ngàn người tham gia trong bộ phim, bởi vị trí nào cũng quan trọng mới cấu thành bộ phim. Không thể nói anh chiếu sáng không phải là một nghệ sĩ... Họ cùng tạo nên một sản phẩm. Nếu một ai đó vi phạm mà tác phẩm đó dừng lại thì không đúng. Bởi các thành phần đôi khi không trong cùng một tập thể càng khó quản lý huống chi từ lúc quay đến khi hoàn thiện mất 2 đến 3 năm và chủ yếu thuê theo thời vụ. Giằng buộc hợp đồng nếu xảy ra thì thành viên đó cũng không có tiền mà đền. Như vậy nhà sản xuất sẽ thiệt hại quá lớn.
Bây giờ phim chỉ là vài chục tỷ, nếu sau này phim sản xuất có khi lên đến vài triệu thậm chí sau này chục triệu USD thì việc dừng một bộ phim là quá lãng phí. Theo tôi, nên coi bộ phim hay tác phẩm cũng giống như ngành nghề khác. Ví dụ một bác sĩ vi phạm chả lẽ cả bệnh viện nghỉ hết sao? Hơn nữa nó còn liên quan đến nhà đầu tư, họ chỉ thuần túy là đầu tư chứ sao quản lý được nhân sự của cả một đoàn phim? Đây là một vấn rất quan trọng và tôi nghĩ ban soạn thảo phải cân nhắc rất cụ thể và phù hợp", đạo diễn Lương Đình Dũng phản bác.
Tóm lại, việc dừng chiếu một bộ phim chỉ nên để khán giả quyết định. Một bộ phim hay sẽ được khán giả ra rạp ủng hộ, còn phim dở thì không cần đến luật cũng nhanh chóng bị đưa thẳng vào kho.
Mỹ Anh
Quốc hội sáng 23/10 thảo luận tại tổ về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), ĐBQH đề xuất dừng chiếu hoặc rút phép đối với các tác phẩm điện ảnh mà có nghệ sĩ vi phạm đạo đức an ninh chính trị hoặc phát ngôn.