Website giờ đây không chỉ là nơi cung cấp tin tức và sản phẩm của doanh nghiệp mà còn ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với các tổ chức tài chính và ngân hàng,ườnglửaweblàgìvìdoanhnghiệpViệtphảicầnđếnnókeo bóng đá website chính là nơi người dùng đăng nhập tài khoản, thanh toán và giao dịch tiền tệ mỗi ngày.
Ngày nay, những tiện ích từ website đã mang lại không chỉ lợi nhuận mà còn đem đến bộ mặt cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng có vô số những thách thức và rủi ro tiềm ẩn như lộ thông tin tài khoản khách hàng, đánh cắp thông tin doanh nghiệp, thông tin kinh tế có tính cạnh tranh cao… Vì thế, tấn công website thường gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sự tồn tại của một doanh nghiệp.
Không có tường lửa, đến Google cũng có thể bị hack một cách dễ dàng |
Trên thực tế, không có một trang web nào miễn nhiễm với hacker và hoàn hảo đến mức không có một lỗ hổng nào. Do đó, việc các hacker có thể dùng công cụ dò quét và dễ dàng tìm ra một loạt lỗ hổng của các website bảo mật kém và thực hiện các hành vi tấn công, phá hoại có chủ đích là chuyện diễn ra hàng ngày trên khắp thế giới.
Các lỗ hổng trên website hầu hết là từ sai sót của người lập trình. Việc kiểm soát và khắc phục tất cả các lỗ hổng không phải là điều dễ dàng. Nếu không có biện pháp phòng vệ nào thì website của bạn sẽ dễ dàng bị tin tặc hack bay. Thật vậy, năm 2019, thống kê của CyStack cho thấy Việt Nam đứng thứ 11 trong số 15 quốc gia bị tấn công website nhiều nhất thế giới với 9.370 vụ.
Đối với các website thương mại điện tử, hacker có thể truy cập trái phép vào từ lỗ hổng, chiếm quyền kiểm soát hệ thống, thay đổi thông tin quan trọng như giá, chính sách trên website và thực hiện các hành vi lừa đảo, đánh cắp thông tin thẻ thanh toán khi khách hàng nhập vào trên chính website của bạn.
Ngoài ra, hacker còn có thể phát triển các phần mềm mã độc, biến website thành một máy tính zombies hoặc botnet để thực hiện các cuộc tấn công DDoS cho chúng. Việc bị biến thành công cụ để tấn công sẽ khiến Google đánh giá thấp và xếp hạng tìm kiếm website thấp, ảnh hưởng nhiều đến SEO và đặc biệt nguy hại với những website tin tức, dịch vụ.
Chính vì thế, tường lửa Web Application Firewall (WAF) sinh ra để làm nhiệm vụ bảo vệ bộ mặt cho doanh nghiệp. WAF là giải pháp nhằm bảo vệ cho ứng dụng web tránh khỏi các lỗi bảo mật và các cuộc tấn công, cài mã độc, chiếm quyền kiểm soát từ việc khai thác các lỗ hổng trên website. Ngoài ra, WAF còn cảnh báo cho chủ doanh nghiệp về những lỗi ứng dụng mà các hacker có thể khai thác, đánh cắp thông tin, gây lỗi từ chối dịch vụ DDoS hoặc làm thay đổi giao diện trang web.
Doanh nghiệp có thể trang bị WAF ở hai dạng phần cứng và phần mềm. Tuy nhiên WAF ở dạng phần mềm được người dùng lựa chọn nhiều hơn bởi nó tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều lần so với WAF cứng (vốn có chi phí rất cao và cần có đội ngũ kỹ thuật giỏi để quản lý). Hầu hết các WAF phần mềm hiện nay được triển khai dưới dạng dịch vụ đám mây, cung cấp cho người dùng các gói khác nhau phù hợp với các loại trang web khác nhau.
Ngoài ra, WAF không những giúp kiểm tra và giám sát tất cả các hoạt động của người dùng trên website mà còn kiểm tra cả những plugin của bên thứ ba mà website cài vào. Lỗ hổng từ plugin là thứ mà doanh nghiệp Việt thường phải đối diện do chúng ta vẫn quen dùng WordPress miễn phí.
Đặc biệt, WAF còn bảo vệ website khỏi các lỗ hổng zero-day. Đây là những lỗ hổng chưa được công bố hoặc chưa được khắc phục bởi nhà quản trị web. Nếu dò ra được lỗ hổng này, hacker có thể dễ dàng xâm nhập vào hệ thống máy tính, từ đó kiểm soát và gây tổn thất cho cá nhân và doanh nghiệp.
Truy cập của người dùng sẽ được lọc qua WAF trước khi gửi đến máy chủ |
Nhưng thứ mà người dùng cần đặc biệt quan tâm ở WAF là khả năng thiết lập các quy tắc bảo mật một cách chi tiết và không giới hạn. Cụ thể hơn, các quy tắc (rule) sẽ thực thi các hành động như cho phép hoặc chặn các yêu cầu truy cập vào website, chặn hoặc chỉ cho phép người dùng từ vị trí địa lý nào vào website,… và vô số các rule khác do nhà quản trị web tự thiết lập theo mục đích của mình. Các quy tắc được lập ra nhằm bảo vệ máy chủ web khỏi các hoạt động độc hại ảnh hưởng tới website và có thể được bổ sung dễ dàng, linh hoạt.
Đơn cử, một website bán hàng chỉ hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt có thể không cần các truy cập đến từ châu Phi, Trung Đông. Hoặc khi có quá nhiều truy cập bất thường trong một khoảng thời gian ngắn, WAF cũng có thể giúp chặn đứng lại trước khi xảy ra sự cố sâu hơn.
Nhìn chung WAF là một giải pháp phòng vệ đơn giản nhưng lại vô cùng cần thiết trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay khi các doanh nghiệp luôn cần có một website để giới thiệu sản phẩm, công ty.
Phương Nguyễn
Đây là một trong số những giải pháp tường lửa phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Tùy thuộc vào nhu cầu thực tế, các đơn vị có thể lựa chọn phương thức và sản phẩm cụ thể.