Đề thi minh họa môn Lịch sử kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 Bộ GD-ĐT vừa công bố nhận khá nhiều sự quan tâm bởi lần đầu tiên áp dụng phương thức thi trắc nghiệm khách quan.
Thầy giáo Hoàng Văn Khánh,áoviênphổthônglêntiếngvềđềminhhọamônLịchsửkỳthiTHPTquốcgianăkeonhacai giai ma Giáo viên trường THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng: "Thí sinh phải hội đủ các kĩ năng nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích...".
Về cấu trúc nội dung, đề thi bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học, cấp học (có cập nhật theo phân phối chương trình đã điều chỉnh), bảo đảm phù hợp tỉ lệ giữa các phần nội dung lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam.
Nội dung câu hỏi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, có độ phân bố khá đồng đều ở tất cả các bài học, trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, khoa học – kĩ thuật...
Về hình thức, các câu hỏi, câu dẫn của đề thi khá tường minh, xác định rõ các yêu cầu mà thí sinh cần phải đáp ứng.
Học sinh THPT những năm tới sẽ thi tốt nghiệp với môn Lịch sử áp dụng phương thức thi trắc nghiệm khách quan (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Các phương án trả lời rõ ràng, đơn nhất và không gây tranh cãi. Số lượng câu từ giữa các phương án tương đối bằng nhau, loại trừ những trường hợp phán đoán không có cơ sở của thí sinh.
Hình thức đặt câu hỏi, câu dẫn cũng đa dạng và phong phú: tập trung vào các sự kiện lớn, khuynh hướng chính trị, thành phần xã hội, các phong trào đấu tranh, chính sách, đường lối, tổ chức, đối tượng, nhân danh, địa danh...
Tôi cho rằng việc tổ chức thi môn Lịch sử cũng như Địa lí, Giáo dục công dân theo hình thức trắc nghiệm khách quan là hoàn toàn bình thường, không xa lạ với học sinh và giáo viên.
Đề thi cũng bảo đảm tỉ lệ phân hóa trình độ thí sinh theo mục tiêu tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Mức độ của câu hỏi vừa đáp ứng được yêu cầu của kỳ thi vừa có tác dụng thúc đẩy việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
Để hoàn thành tốt bài làm, thí sinh phải hội đủ các kĩ năng nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích...
Thầy giáo Đặng Ngọc Tú, Tổ trưởng tổ Khoa học xã hội, Trường THPT Kim Liên, Hà Nội: “Kiến thức cơ bản, trải rộng, nằm trong chương trình lớp 12”.
Đề thi gồm 40 câu, làm trong thời gian 50 phút, trong đó có 24 câu ở cấp độ cơ bản (60%) nhằm xét tốt nghiệp THPT và 16 câu phân hóa (40%) để xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Các câu hỏi không tập trung vào một số bài hoặc chương như đề thi tự luận, mà phủ kín toàn bộ chương trình Lịch sử lớp 12.
Đánh giá chung của tôi là các câu trắc nghiệm khách quan (TNKQ) chỉ khác về hình thức chứ không khác về nội dung so với những câu hỏi hay bài tập tự luận. Mỗi ý đúng trong bài làm theo câu hỏi/ bài tập tự luận sẽ là phương án đúng trong câu TNKQ. Trên cơ sở đó, việc dạy và học chỉ cần tiến hành bình thường, đảm bảo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng thì học sinh vẫn làm được bài, không cần phải đi học thêm hay tới các “lò luyện”.
Ta có thể thấy, dù trong đề thi có nhiều câu hỏi chỉ cần thuộc bài, nhưng lịch sử không chỉ là một môn học thuộc lòng.
Bên cạnh những câu chỉ yêu cầu trí nhớ, sự hiểu biết, có những câu đòi hỏi năng lực tư duy. Thí sinh không viết ra lập luận của mình trong bài làm, nhưng để tìm ra phương án trả lời đúng, vẫn buộc phải thực hiện thao tác tư duy, tức là phải tự lập luận và giải trình trong não bộ để lựa chọn phương án đúng, loại trừ phương án sai.
Những câu cơ bản trong đề TNKQ môn Lịch sử là những câu dễ và tương đối dễ, đánh giá khả năng nhận biết và thông hiểu, chỉ yêu cầu nhớ/ thuộc bài, phân biệt, giải thích, lí giải được các nội dung và sự kiện lịch sử.
Học sinh trả lời được những câu hỏi/ bài tập tự luận bắt đầu bằng những từ để hỏi thông thường như trình bày, nêu, tóm tắt, như thế nào (?), là gì (?), vì sao (?)… thì đều làm tốt các câu cơ bản của đề TNKQ.
Hoàn thành được những câu này, bài làm của thí sinh sẽ đạt 6,0 điểm. Một học sinh có học lực trung bình hoàn toàn đảm bảo tốt nghiệp THPT, và vẫn có thể trúng tuyển vào một số trường đại học hoặc cao đẳng.
Phương Chi Ghi