Tính đến thời điểm hiện tại,ìđâubànphímđiệnthoạivàmáytínhbỏtúiluônbốtríngượđá banh trực tiếp vẫn chưa ai có thể giải đáp được những thắc mắc này. Thế nhưng, xoay quanh đó lại có rất nhiều những giả thuyết vô cùng thú vị mà không phải ai cũng biết...
Theo đó, giả thuyết đầu tiênđược đặt ra có liên quan đến bảng mạch điện thoại và bộ phận nhận diện âm thanh khi bấm số. Cụ thể, ở thời điểm cuối những năm 50 của thế kỉ trước, máy tính bỏ túi đã được thiết kế bàn phím với phím 7, 8, 9 ở hàng trên cùng.
Theo những người thường xuyên làm công việc tính toán, họ cảm thấy cách thiết kế này rất dễ dàng để làm quen với các vị trí của phím bấm, đồng thời giúp cho việc tính toán trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Trong khi đó, việc bố trí phím bấm trên điện thoại lại không đơn giản như thế.
Cụ thể, nếu vẫn đặt phím 7, 8, 9 ở hàng trên cùng, bộ phận nhận diện âm thanh của điện thoại sẽ không thể hoạt động hiệu quả ở tốc độ mong muốn.
Còn nếu đảo ngược lại cách bố trí trên, nhược điểm về hệ thống nhận diện âm thanh sẽ được khắc phục, dù cho tốc độ bấm sẽ giảm đi đôi chút.