Việt Nam chấp thuận gần 83% khuyến nghị về quyền con người_tỷ số châu âu
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung. (Ảnh: Hoàng Hoa/TTXVN)
Ngày 4/7 tại Geneva (Thụy Sĩ),ệtNamchấpthuậngầnkhuyếnnghịvềquyềnconngườtỷ số châu âu trong khuôn khổ Khóa họp 41 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã diễn ra Phiên họp thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ 3.
Cơ chế UPR là cơ chế của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, trong đó tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc rà soát chính sách, pháp luật, biện pháp và kết quả đạt được trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung làm Trưởng đoàn dự Phiên họp, với sự tham dự của nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ (NGO), trong đó có các tổ chức của Việt Nam có quy chế tư vấn với Hội đồng-Kinh tế Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC).
Tại phiên họp, Thứ trưởng Lê Hoài Trung tái khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, xuất phát từ truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam trong đấu tranh dựng nước và giữ nước và mục tiêu xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn lấy con người làm trung tâm của mọi chính sách và hành động.
Thông tin cập nhật cho Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc về tình hình bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam trong 6 tháng qua, Thứ trưởng Lê Hoài Trung nhấn mạnh ưu tiên cao nhất của Việt Nam là xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách pháp luật, như thể hiện ở nhiều hoạt động được cử tri cả nước và dư luận quốc tế quan tâm tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội Khóa 14 vừa qua; cũng như việc ban hành một số Nghị định, Thông tư quan trọng liên quan đến quyền con người trong năm 2019.
Trưởng đoàn Việt Nam nêu bật nhiều thành tựu toàn diện về phát triển kinh tế-xã hội, nhất là về tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ưu tiên nguồn lực cho bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường tiếp cận công nghệ thông tin cho mọi người dân, bảo đảm và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, bảo đảm quyền của người lao động...
Trưởng đoàn thông báo với Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc việc Việt Nam chấp thuận 241 trong tổng số 291 khuyến nghị mà các quốc gia đưa ra, đạt tỷ lệ gần 83%, gồm những nội dung quan trọng, toàn diện của công tác bảo đảm quyền con người, đặc biệt là việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, các biện pháp bảo đảm các quyền dân sự, chính trị, cũng như các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa và tăng cường thể chế bảo vệ quyền con người và các vấn đề mới đặt ra về di cư, biến đổi khí hậu, môi trường và phát triển bền vững.
Khẳng định quá trình xem xét, chấp thuận các khuyến nghị được tiến hành kỹ lưỡng với sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, Thứ trưởng Lê Hoài Trung cũng chia sẻ Việt Nam dự kiến sẽ xây dựng một Kế hoạch tổng thể phân công nhiệm vụ cho các bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện và dự kiến sẽ có đánh giá giữa kỳ, bảo đảm thực hiện một cách hiệu quả và đúng lộ trình.
Đoàn Việt Nam cũng đã giải đáp việc không chấp thuận một số khuyến nghị do chưa phù hợp với chính sách, pháp luật và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Những khuyến nghị này chủ yếu liên quan đến việc gia nhập một số điều ước quốc tế cụ thể, yêu cầu sửa đổi các văn bản luật mới được ban hành, đề nghị bỏ hoặc dừng thi hành án tử hình, hoặc sử dụng những khái niệm, thông tin không chính xác về tình hình Việt Nam.
Đại diện các nước và nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ phát biểu hoan nghênh nỗ lực bảo đảm quyền con người ở Việt Nam; ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong cải cách tư pháp, hoàn thiện pháp luật về quyền con người, nỗ lực không ngừng nâng cao đời sống cho người dân, bảo đảm an ninh xã hội, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, cải thiện tiếp cận dịch vụ công, bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo, quyền tiếp cận thông tin…
Nhiều nước cũng đánh giá cao sự tham gia nghiêm túc của Việt Nam trong tiến trình UPR nói chung và việc xem xét, chấp thuận các khuyến nghị nói riêng, đặc biệt là việc chấp thuận với tỷ lệ cao các khuyến nghị UPR, đặc biệt hoan nghênh kế hoạch dự kiến của Việt Nam trong triển khai các khuyến nghị chấp thuận.
Kết thúc phiên họp, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận quyết định thông qua kết quả Báo cáo UPR chu kỳ III của Việt Nam.
Phiên họp đánh dấu sự kết thúc thành công giai đoạn rà soát, báo cáo của chu kỳ 3 về tình hình thực hiện các khuyến nghị được các nước đưa ra tại chu kỳ 2 năm 2014 liên quan đến việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam.
Việt Nam sẽ bước sang giai đoạn thực hiện và rà soát báo cáo cho chu kỳ tiếp theo, dự kiến bắt đầu năm 2023.
Cơ chế UPR ra đời từ năm 2008 và là một trong những thành công nổi bật của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc do được xây dựng trên nguyên tắc minh bạch, công bằng, không phân biệt, thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia.
Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, Việt Nam đặc biệt coi trọng cơ chế UPR và luôn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nghĩa vụ và cam kết theo cơ chế UPR, trong đó có việc triển khai các khuyến nghị UPR đã chấp thuận.
Trong chu kỳ trước, Việt Nam đã chấp thuận 80,2% số khuyến nghị nhận được, ban hành Kế hoạch tổng thể để thực hiện và hoàn thành 96,2% trong số đó, thuộc nhóm nước thực hiện hiệu quả UPR, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao./.
Theo TTXVN
相关文章
Hương vị tình thân tập 40: Huy sốc vì Thy muốn cắt đứt liên lạc
Trong Hương vị tình thântập 40 lên sóng tối 14/6, Long (Mạnh Trường) tới gặp Huy (Anh Vũ) ở quán và2025-01-24Djokovic khởi đầu như mơ ở Pháp mở rộng
Highlights Novak Djokovic 3-0 Yoshihito Nishioka:Trước tay vợt hạng 99 thế giới Yoshihito Nishioka,2025-01-24Ten Hag gửi cảnh báo đanh thép đến Man City, Liverpool
Pep Guardiola và Jurgen Klopp đã chia sẻ 5 danh hiệu Ngoại hạng Anh gần nhất, cho thấy2025-01-24Con ung thư, cha làm cả tháng mới đủ tiền một toa thuốc
- Mắc căn bệnh u nguyên bào thần kinh, từ một đứa trẻ khỏe mạnh, nghịch ngợm, giờ đây Việt đang phải2025-01-24Xe Trung Quốc Chery Omoda 5 sắp về Việt Nam có thêm bản chạy điện
Tại Triển lãm Ô tô Thượng Hải 2023, hãng xe Chery gây bất ngờ khi gi2025-01-2445 trường đại học sẽ ngừng tuyển sinh hệ cao đẳng trong năm học mới
Hiện tại một số trường cũng đã chủ động thông báo sẽ dừng tuyển sinh hệ cao đẳng năm 2020-2021 để tậ2025-01-24
最新评论