Các du học sinh Trung Quốc tại Australia đang bị ép buộc dàn dựng các vụ bắt cóc để tống tiền gia đình họ. Bốn trường hợp đã được báo cáo trong tháng 4/2023,ọcsinhbịnạnbắtcócảotấncôngtổngtiềngầntỷđồtỉ lệ bd với các nạn nhân nhận bị đe dọa phải trả từ 175.000-250.000 USD (khoảng 4,1-5,8 tỷ đồng). Tổng số tiền yêu cầu vượt quá 750.000 USD (khoảng 17,6 tỷ đồng), theo Canberra Times.
Trò lừa đảo "bắt cóc ảo" liên quan đến việc những người trẻ tuổi được thông báo rằng họ phạm tội và cần phải trả một khoản tiền để tránh bị trục xuất hoặc bắt giữ.
Theo đó, những kẻ lừa đảo đóng giả là những quan chức chính quyền, cảnh sát hoặc nhân viên Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Trung Quốc liên hệ bằng tiếng Trung với những nạn nhân từ 17-23 tuổi, thông báo rằng những du học sinh này cần phải trả một khoản tiền lớn từ 175.000 đến 200.000 USD để tránh bị trục xuất hay bị quản thúc.
Khi số tiền vượt quá khả năng chi trả của nạn nhân, họ buộc phải dàn dựng những vụ bắt cóc ảo để những kẻ bắt cóc gửi hình chụp ở góc độ dễ bị tổn thương về cho gia đình và yêu cầu gửi tiền chuộc.
Giám đốc điều tra đội chống tội phạm nghiêm trọng Joe Doueihi, cho biết các nhân viên của ông đang làm việc với các trường đại học, đại diện Trung Quốc tại Sydney, Canberra để cảnh báo về chiêu trò lừa đảo này.
"Mọi người nên cẩn thận khi có bất kỳ cuộc gọi nào tự xưng là từ cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc, chẳng hạn cảnh sát, công tố viên hoặc tòa án, rồi yêu cầu chuyển tiền. Đó đều là những cuộc gọi lừa đảo", Giám đốc Doueihi nói.
“Sử dụng công nghệ để che giấu các vị trí thực tế, những kẻ lừa đảo khuyến khích nạn nhân tiếp tục liên lạc thông qua các ứng dụng được mã hóa khác nhau như WeChat và WhatsApp. Sau đó, nạn nhân bị đe dọa hoặc ép buộc chuyển một số tiền lớn vào các tài khoản ngân hàng nước ngoài không xác định".
“Thật không may, trong tất cả các trường hợp chúng tôi chứng kiến, các nạn nhân đều tin tưởng một cách hợp pháp rằng họ đang nói chuyện với các quan chức Trung Quốc và họ sẽ đối mặt với vấn đề pháp lý nếu không tuân thủ".
Hoạt động tội phạm có tổ chức này đang diễn ra cả giữa các tiểu bang ở Australia và móc nối với bên ngoài, ước tính lừa đảo hàng triệu USD trên khắp thế giới, theo ABC News. Cảnh sát lo ngại việc du học sinh trở lại Australia sau đại dịch đang khiến vấn nạn bùng phát trở lại.
"Một số vụ lừa đảo tương tự đã bắt đầu vào năm 2020. Do một chiến dịch truyền thông phòng ngừa và số lượng sinh viên Trung Quốc đến Australia giảm do Covid-19 nên chúng tôi chưa thấy bất kỳ vụ phạm tội nào trong 2 năm qua".
Trong một trường hợp, cảnh sát cho biết một du học sinh Trung Quốc 17 tuổi bị một người giả là nhân viên dịch vụ bưu điện thông báo rằng cậu ta có hàng lậu trong một gói hàng và đã được gửi đến cảnh sát Trung Quốc để điều tra.
Cậu thiếu niên được yêu cầu trả 20.000 USD để chứng minh mình vô tội và được hướng dẫn dàn dựng một vụ bắt cóc tống tiền để gia đình trả. Cảnh sát đã vào cuộc sau khi gia đình cậu bé ở Trung Quốc báo cáo đã nhận được những bức ảnh chụp thiếu niên này có vẻ bị thương và bị bắt cóc.
Giám đốc Doueihi cho biết tổn thất tinh thần đối với các nạn nhân là rất nghiêm trọng, với một số nạn nhân bị sang chấn tâm lý phải nhập viện.
Theo liên lạc viên cảnh sát của Đại sứ quán Trung Quốc tại Australia Zhang Zhengping, các vụ lừa đảo là không có giới hạn. "Việc này không phân biệt ai, xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính và mọi tầng lớp kinh tế xã hội", ông Zhengping nói.
Ông cũng cho biết cảnh sát Trung Quốc và Australia đang hợp tác chặt chẽ để trấn áp các mạng lưới đằng sau nó.
Tử Huy - Thắm Nguyễn