Nhau thai (bánh nhau) là cơ quan kết nối thai nhi với tử cung của mẹ trong thai kỳ giúp cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Theấtthườngởbánhnhaucóthểtổnthươbxh giai phapo BS.CKI Lê Quang Hưng, Trung tâm Y học bào thai, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, nhau thai phát triển bất thường dẫn đến nhiều rủi ro sức khỏe cho thai nhi và thai phụ. Dưới đây là 5 tình trạng thường gặp.
Rối loạn chức năng bánh nhau
Đây là tình trạng bánh nhau không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Điều này có thể làm tăng nguy cơ thai chậm phát triển, dẫn đến sinh non, lưu thai hoặc biến chứng thai kỳ khác.
Nguyên nhân gây rối loạn chức năng bánh nhau gồm nhau thai quá nhỏ, bị tách khỏi niêm mạc tử cung, tổn thương, nhau hình dạng bất thường. Một số bệnh lý của người mẹ như tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim, tiền sản giật, nhiễm trùng, đông máu... mẹ bầu có thói quen hút thuốc, uống rượu bia, dùng thuốc không kê đơn... cũng có thể khiến nhau bị tổn thương.
Bệnh này không có triệu chứng rõ ràng. Nếu thai phụ xuất huyết vùng kín trong giai đoạn đầu mang thai, thai nhi ít chuyển động hơn, mẹ bầu tăng cân ít có thể là dấu hiệu cho thấy nhau bất thường.
Nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo là tình trạng nhau nằm thấp, tràn qua lỗ trong tử cung sau 28 tuần thai, thay vì bám vào phần trên như bình thường, cản trở đường ra của thai nhi khi chuyển dạ.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như đa thai (song thai trở lên), mẹ mang thai nhiều lần, tiền sử u xơ tử cung, sẹo tử cung, bất thường cấu trúc tử cung... Các triệu chứng của nhau tiền đạo gồm chuột rút và chảy máu, thường xuất hiện sau tuần 20.
Bác sĩ Hưng cho biết bệnh ảnh hưởng đến ngôi thai, gây khó sinh, sinh mổ. Một số trường hợp nặng dẫn đến nhau cài răng lược, nhau bong non, sinh non, người mẹ mất nhiều máu, trẻ sơ sinh thiếu cân, suy hô hấp... Nếu bánh nhau không thể tách khỏi lớp niêm mạc tử cung thì bác sĩ phải chỉ định cắt bỏ tử cung, đồng nghĩa người phụ nữ không còn khả năng mang thai và sinh con.
评论专区