Thông tin này được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đưa ra tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương,ÔngTrầnSỹThanhHàNộisẽxâythêmcầuvượtsôngHồcoi đá banh trực tiếp hôm nay sáng 8/1. Theo người đứng đầu chính quyền thành phố, Hà Nội năm 2024 đạt tăng trưởng 6,52% - cao hơn năm 2023; hoàn thành 23/24 chỉ tiêu. Quy mô GRDP của thành phố đạt gần 59 tỷ USD, GRDP bình quân đầu người đạt gần 6.500 USD và thu ngân sách đạt hơn 509.000 tỷ đồng. Ông Thanh cho biết đây là lần đầu tiên thu ngân sách của thành phố vượt 500.000 tỷ đồng, tăng gần 23,8% so với 2023. Chủ tịch Trần Sỹ Thanh cho biết Hà Nội đang tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng thêm 9 cầu vượt sông Hồng (hiện nay đã có 9 cầu); đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng 3 cầu (Hồng Hà, Mễ Sở, Vân Phúc), đồng thời đang tập trung chỉ đạo để quyết định chủ trương đầu tư 3 cầu (cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi). Bên cạnh đó, thành phố đang quyết liệt thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường với tinh thần triệt để, thực chất, toàn diện. Trong khi đó, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết địa phương đạt tốc độ tăng trưởng 7,17%; thu ngân sách khoảng 508.000 tỷ đồng. Điều mà TPHCM rất tâm đắc, theo ông Mãi, là những dự án tồn đọng trong nhiều năm đã được khởi động trở lại, hoàn thành và đưa vào sử dụng, như tuyến Metro 1. Bên cạnh đó, nhiều dự án, đề án lớn đã được chuẩn bị, thông qua cơ quan thẩm quyền, như đề án Trung tâm tài chính quốc tế, đề án đường sắt đô thị, đề án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, vành đai 4, cao tốc TPHCM - Mộc Bài... Đề cập nhiệm vụ năm 2025, ông Mãi khẳng định TPHCM sẽ nghiêm túc thực hiện tổ chức, sắp xếp bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương gắn với tái cơ cấu chức năng nhiệm vụ, tái cơ cấu đội ngũ công chức viên chức và chuyển đổi số mạnh mẽ, để nâng cao hiệu lực hiệu quả. "Về sắp xếp tổ chức bộ máy, chúng tôi rất mong muốn có định hướng, khung pháp lý để hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước quản lý những vấn đề chính, cơ bản, còn những việc có thể chuyển giao cho nền kinh tế, cho xã hội, cần khung pháp lý để phát huy lực lượng của nền kinh tế, của xã hội", ông Mãi nói. Bên cạnh đó, TPHCM cam kết nâng cao kỷ cương hành chính, tập trung tháo gỡ các dự án, công trình tồn đọng, bao gồm cả công và tư, để huy động ít nhất 620.000 tỷ đồng, bảo đảm được tăng trưởng từ 10% trở lên. Cũng theo ông Mãi, địa phương sẽ khẩn trương triển khai quy hoạch thành phố đã được Thủ tướng phê duyệt ngay trong 2025 để triển khai các dự án trọng điểm gắn với triển khai trung tâm tài chính quốc tế cũng như các dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, vành đai 4 và đường sắt đô thị. Bí thư Thành ủy TP Huế Lê Trường Lưu nêu mục tiêu quyết tâm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng đạt hai con số là 10%. Ông Lưu kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng hướng dẫn rà soát nghiên cứu, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, có tính đột phá để tiếp tục tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo phù hợp với tính chất mô hình tổ chức chính quyền của thành phố Huế. |