VietNamNet tiếp tục có cuộc trao đổi với TS Lê Văn Út,ạisaochỉmộtsốĐHViệtNamthamgiacuộcchơixếphạngquốctếsoi kèo j league Trưởng nhóm Nhóm nghiên cứu Đo lường khoa học và Chính sách quản trị nghiên cứu, Trường ĐH Văn Lang về việc xếp hạng đại học.
Ông đánh giá thế nào về “bức tranh” xếp hạng các trường đại học Việt Nam?
TS. Lê Văn Út: Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã có một số cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng bởi các bảng xếp hạng đại học uy tín của thế giới và khu vực như SCImago (Tây Ban Nha), ARWU (Trung Quốc), THE (Anh quốc), US News (Mỹ).
Kết quả trên cho thấy tình hình xếp hạng của các đại học Việt Nam trên các bảng xếp hạng uy tín của thế giới (SATU- gồm SCImago, ARWU, THE, US News) là khá khả quan và có tiến triển tốt. Trước đây, Việt Nam chỉ có vài đại học được vào các bảng xếp hạng SATU nhưng đến nay đã có 24 (tương ứng 10.7%) đại học Việt Nam đã được xếp hạng bởi SCImago, một bảng xếp hạng khách quan tuyệt đối và không liên quan gì đến yếu tố thương mại. Điều này cho thấy vị trí của các đại học Việt Nam trên bản đồ đại học thế giới đã được cải thiện đáng kể. Đây chắc chắn là tín hiệu rất đáng mừng cho hệ thống giáo dục đại học trong nước.
Tuy nhiên, số lượng đại học của Việt Nam trên các bảng xếp hạng đại học uy tín khác như ARWU, THE hay US News còn tương đối khiêm tốn. Do đó, chắn chắn các đại học của Việt Nam cần phải tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa.
Nếu so sánh với nước láng giềng Thái Lan thì tỷ lệ phần trăm các đại học của Thái Lan được xếp hạng trong SATU tương ứng là 17%, 2.35%, 10.5% và 5.8%, vượt tương đối xa so với các đại học của Việt Nam. Thật ra, các tỷ lệ về xếp hạng đại học của Thái Lan thấp hơn nhiều so với Phần Lan, một đất nước ở tận Bắc Âu với nền giáo dục rất ưu việt, cụ thể tỷ lệ các đại học (university) của Phần Lan được xếp hạng tương ứng theo SATU là 92.3%, 53.8%, 76.9% và 84.6%.
Tại sao lâu nay việc tham gia bảng xếp hạng quốc tế chỉ là cuộc chơi của một số trường đại học Việt Nam thưa ông?
TS. Lê Văn Út: Việc tham gia các bảng xếp hạng đại học quốc tế uy tín có những điều kiện nhất định. Hiện các bảng xếp hạng đại học uy tín trên thế giới được vận hành theo 2 mô hình.
Mô hình bán khách quan là tổ chức xếp hạng sử dụng cả hai nguồn dữ liệu gồm một phần do các đại học chủ động cung cấp, và một phần do các bảng xếp hạng tự thu thập và xây dựng trên cơ sở tham khảo các cơ sở dữ liệu học thuật uy tín trên thế giới, trong đó có cả phần khảo sát (vote) rất khó khách quan. Một đại học chỉ được xem xét xếp hạng khi có nộp một phần dữ liệu. Việc một đại học không được xếp hạng dù có nộp dữ liệu là việc hết sức bình thường. Các đại học có nộp dữ liệu có thể nhận được kết quả đánh giá của tổ chức xếp hạng, các đại học cũng có thể phản biện và phải thực hiện các giải trình theo yêu cầu của tổ chức xếp hạng. Nhìn chung, rất khó để các tổ chức xếp hạng có thể kiểm tra tính xác thực của dữ liệu được cung cấp bởi các đại học. Đó là lý do mô hình này được xem là bán khách quan.
Mô hình khách quan tuyệt đối là tổ chức xếp hạng sử dụng dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu học thuật uy tín trên thế giới và các công cụ phân tích dữ liệu để tự xây dựng dữ liệu xếp hạng cho các đại học. Đối với mô hình này thì tất cả các đại học trên thế giới đều có cơ hội được xem xét và đánh giá xếp hạng. Tổ chức xếp hạng và các đại học hoàn toàn độc lập, nói chung là không có bất kỳ sự liên hệ qua lại với nhau trong quá trình xếp hạng. Do đó, mô hình này được gọi là mô hình khách quan tuyệt đối, tiêu biểu là SCImago (Tây Ban Nha), ARWU (Trung Quốc), US News (Mỹ), ...
Cách tiếp cận của hai mô hình xếp hạng trên có thể giải thích lý do vì sao Việt Nam thường chỉ có một số đại học được nhắc tên trên các bảng xếp hạng uy tín của thế giới. Ngoài ra, các tổ chức xếp hạng có những tiêu chí loại trừ, nghĩa là một đại học muốn được xem xét xếp hạng phải đạt một hoặc một số tiêu chí tối thiểu nào đó. Ví dụ, THE chỉ xem xét những đại học có công bố tối thiểu 150 bài báo Scopus/năm trong 5 năm gần nhất, và chính tiêu chí này đã làm cho hàng loạt đại học trên thế giới bị loại ngay từ vòng đầu.
Để có thể tham gia các bảng xếp hạng, các đại học Việt Nam cần có sự quan tâm nhiều hơn về xếp hạng đại học, phải có mục tiêu, đầu tư và chính sách phù hợp, và đặc biệt là nên có bộ phận nghiên cứu về xếp hạng đại học để tham mưu cho lãnh đạo. Có nhiều ý kiến cho rằng không có bảng xếp hạng nào toàn diện, nhưng có thể khẳng định rằng tất cả các tiêu chí xếp hạng đại học đều liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của đại học. Do đó, nếu chính sách phát triển của một đại học có nhiều điểm tương đồng với các tiêu chí xếp hạng thì cơ hội để đại học đó được xếp hạng là rất cao.
Nhiều trường ĐH của Việt Nam đã lọt top các bảng xếp hạng của THE, QS, ARWU,… Ông đánh giá cao bảng xếp hạng nào?
TS. Lê Văn Út: Như đã phân tích ở trên và hai mô hình xếp hạng đã trình bày, nhóm SATU thực sự có uy tín, khoa học và đáng tin cậy hơn. Sau quá trình làm việc trực tiếp/tìm hiểu các bảng xếp hạng khác nhau, tôi thấy các bảng xếp hạng khách quan tuyệt đối thì công bằng hơn vì hạn chế được việc ngụy tạo dữ liệu từ các đại học. Đặc biệt, tôi may mắn có dịp tham dự các hội thảo do các tổ chức xếp hạng tổ chức, chủ yếu là các bảng xếp hạng có liên quan đến hoạt động thương mại phía sau xếp hạng đại học, trong đó có liên quan đến khảo sát/vote lẫn nhau để có hạng. Đây có thể nói là các hội thảo siêu lợi nhuận, chủ yếu phục vụ cho hoạt động thương mại của các bảng xếp hạng, và thực sự là không nên tăng hạng theo hướng này. THE của Anh quốc tuy có phụ thuộc vào khảo sát/vote nhưng chỉ có 33% và nói chung là các đại học không thể can thiệp nên cũng nên được đánh giá cao.
Theoông các trường đại học Việt Nam cần làm gì để có tên trong các bảng xếp hạng có tiếng trên thế giới?
TS Lê Văn Út: Tôi có thể tóm tắt sơ đồ phát triển và xếp hạng đại học một cách dễ hiểu như sau:
Như vậy, việc đầu tiên mà các đại học Việt Nam cần làm là xác định mục tiêu. Nếu thực sự mong muốn xây dựng một đại học đúng nghĩa và có vị trí trên bản đồ đại học thế giới thì bắt buộc phải có mục tiêu phát triển. Sau đó thì phải tập trung được nguồn lực gồm tài lực và nhân lực để phát triển. Trong đó, việc rất quan trọng là phải đầu tư cho nghiên cứu chiến lược cả về phát triển và xếp hạng. Nghiên cứu chiến lược xếp hạng ngay từ đầu để có thể điều chỉnh chính sách phát triển cho hợp lý. Khi đó thì việc được vào các bảng xếp hạng đại học uy tín là không quá khó khăn.
Lý thuyết là như thế nhưng thực tế thì đại học nào cũng phải giải quyết bài toàn tồn tại trước. Tuy nhiên, nếu có chiến lược phù hợp thì một đại học có thể phát triển và có thể đáp ứng các tiêu chí của các bảng xếp hạng đại học uy tín trong quá trình tồn tại. Ví dụ như, tuyển sinh và giáo dục là vấn đề sống còn của đại học nhưng việc phát triển chuyên gia và nghiên cứu lại là vấn đề sống còn trong xếp hạng nên đại học có thể kết hợp việc phát triển chuyên gia và nghiên cứu trên cơ sở phục vụ/bảm đảm chất lượng cho tuyển sinh và giáo dục.
Một đại học không giữ chân được chuyên gia thì nói chung không có cơ hội được xếp hạng. Muốn được thì phải đầu tư nghiên cứu chính sách giúp chuyên gia gắn bó và phát triển. Tối ưu hóa hiệu quả đầu tư cũng là một vấn đề rất quan trọng vì nói chung các đại học Việt Nam không có quá nhiều tiền. Có thể lấy thêm một ví dụ, nghiên cứu thì rất tốn kém nhưng nếu không nghiên cứu thì rất khó bảo đảm chất lượng giáo dục và đồng thời được xếp hạng. Tại sao không xây dựng chính sách nghiên cứu theo hướng để cho nghiên cứu có thể tác động vào hầu hết các khía cạnh tồn tại và phát triển của một đại học? Khi đó, có thể đạt được mục tiêu tối ưu từ tồn tại cho đến phát triển và được xếp hạng.
Ngoài ra, một thông lệ rất quan trọng trong giới đại học là nguyên tắc “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”; các đại học Việt Nam nên tìm cách hợp tác với các đại học lớn trên thế giới, cũng như các chuyên gia có đẳng cấp cao để có thể phát triển nhanh hơn. Tóm lại, chính sách và chiến lược là những yếu tố quyết định để một đại học có thể xuất hiện trên bản đồ đại học thế giới.
评论专区