Chị Minh Thu ở Thái Bình không giấu nổi hạnh phúc khi thấy con gái Minh Hà cao nhanh,égáitíhonởTháiBìnhcaothêmcmnhờtiêmhormonetăngtrưởkết quả u23 iran vui vẻ chơi cùng bạn bè. “Khi đưa bé đến viện, tôi chỉ mong làm sao con có thể tự chăm lo cho bản thân nhưng giờ, kết quả ngoài mong đợi. Vợ chồng tôi không biết nói gì hơn, cảm ơn các bác sĩ rất nhiều”, chị Thu xúc động nói. Chiều 17/12, chị Thu đưa con gái đến Khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) tái khám, kết quả chiều cao cô bé đã tăng thêm 29 cm lên 108 cm sau 22 tháng tiêm hormone tăng trưởng. Chiều cao của bé Hà đã tăng thêm 29 cm sang 22 tháng tiêm hormone tăng trưởng Chị Thu kể, khi mới sinh, bé Hà không quá nhỏ, cân nặng 2,8 kg. Khi được 5 tháng, cân nặng của bé lên 5 kg nhưng 4 tháng tiếp không tăng được lạng nào. Chị đưa con đi khám, bác sĩ nói bé bị suy dinh dưỡng, cho về nhà theo dõi, nếu qua 6 tháng không tăng cân đưa đi khám lại. "Đi khám lần 2, kết quả kiểm tra tim, gan không có có vấn đề gì, bác sĩ trêu chắc là người chim nên không lớn được. Về nhà, vợ chồng tôi vẫn kiên trì cho con uống sữa, thuốc theo đơn cho trẻ suy dinh dưỡng nhưng sau 3 tháng, con cũng chỉ lên được 200 g”, chị Thu kể. Nuôi mãi bé Hà vẫn chỉ nhỏ như trẻ 1 tuổi nên đi đâu cũng được bố mẹ bế ẵm, đi vệ sinh phải ngồi bô, đứng đánh răng phải kê thêm ghế vì bồn nước quá cao. Khi bé Hà 5 tuổi, chị Thu xin cho con đi học mẫu giáo lớp 3 tuổi với hy vọng bé có thể hòa đồng cùng các bạn. Khi em trai lên 3 tuổi, bé Hà vẫn học lớp 3 tuổi cùng em. Đến năm 2019, chị Thu xin mãi nhà trường mới đồng ý cho con gái của chị theo học lớp 1 cùng em trai. “Hiệu trưởng nói cho bé đi học để hòa đồng thôi vì Hà là trẻ khuyết tật, rất khó theo kịp các bạn”, chị Thu nhớ lại. Trên ba lô đi học mỗi ngày của bé, ngoài sách vở luôn có bỉm đi kèm để nhờ cô giáo và các bạn thay giúp. Đầu năm 2019, chị Thu đưa con đến Bệnh viện Nhi thăm khám. TS.BS Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền cho biết, lúc đó, bé Hà đã được 10 tuổi nhưng chỉ cao 79 cm, nặng 9 kg, thấp hơn 9 bậc so với chiều cao chuẩn. Kết quả chụp cắt lớp MRI phát hiện bệnh nhi bị suy tuyến yên gây thiếu hormone tăng trưởng, tuổi xương chỉ tương đương trẻ 20 tháng. Từ đó đến nay đều đặn mỗi ngày, bé Hà được tiêm hormone tăng trưởng. Sau 1 năm, bé cao thêm 18 cm và hiện sau 22 tháng đã cao thêm 29 cm. TS Dũng động viên mẹ con chị Thu. Chị Thu cho biết, mỗi tháng chi phí tiêm hormone tăng trưởng hết 1,6 triệu đồng. Chị Thu khoe hiện bé Hà đã có thể ăn được 2 bát cơm trong khi trước đó chỉ ăn được vài thìa. Bé cũng có thể tự đi vệ sinh, chăm sóc bản thân. Ở trường, cô bé vui vẻ chơi với các bạn, đọc thông, viết thạo và rất thích vẽ. TS Dũng cho biết, với trường hợp bé Hà, nếu chăm chỉ tiêm hormone đến khi 17-18 tuổi, chiều cao có thể đạt 80% so với người bình thường. “Trẻ có chiều cao thấp hoàn toàn không ảnh hưởng đến trí tuệ. Trẻ vẫn có thể theo học như các bạn cùng tuổi. Ngay lần khám sau, chúng tôi sẽ ký giấy để mẹ bé gửi về nhà trường, giúp trẻ có thể học tập như bình thường”, TS Dũng nhấn mạnh. TS Dũng cho biết, khoa đang điều trị khoảng 400 trẻ chiều cao thấp, chủ yếu do bệnh lý. Có rất nhiều bệnh lý có thể khiến trẻ không phát triển được như dinh dưỡng, nội tiết, suy giáp bẩm sinh, hội chứng Cushing, dậy thì sớm, suy cận giáp, các hội chứng bẩm sinh, chậm phát triển trong tử cung, các bệnh về xương, các bệnh mạn tính/các bệnh chuyển hóa, các khối u và hậu quả muộn của điều trị ung thư, do thuốc… có bất thường nhiễm sắc thể (hội chứng Turner, Down), các hội chứng khác (Noonan, Russell-Silver)… Do vậy, gia đình cần phát hiện sớm để can thiệp kịp thời, điều trị càng sớm, chiều cao càng tối ưu. “Nếu sau 1 năm, trẻ không cao thêm được 4 cm là bất bình thường, cần đưa đi khám để có đánh giá cẩn thận”, TS Dũng khuyến cáo. * Tên bệnh nhi đã được thay đổi. Thúy Hạnh 9 cách tăng chiều cao mỗi ngày ít người biết9 cách tăng chiều cao đơn giản mà hàng ngày bạn có thể áp dụng từ dinh dưỡng, luyện tập đến các mẹo nhỏ. |