Hơn 60 người bị bắt làm con tin ngày 4/11/1979,àynàynămxưaToànbộsứquánMỹởIranbịbắtlàket qua pohang sau khi một nhóm sinh viên Iran chiếm đại sứ quán Mỹ tại Tehran. Cuộc khủng hoảng kéo dài 444 ngày mới kết thúc, gây ra xung đột nghiêm trọng về chính trị và ngoại giao giữa hai nước.
Tìm thấy bộ phận hạ cánh, thân máy bay Indonesia rơi ngoài biển
Mỹ tung đòn chống gián điệp kinh tế TQ
Ông Trump doạ bắn người di cư ném đá lính Mỹ
Một đoạn phim tài liệu của BBC về cuộc khủng hoảng con tin Iran:
Khủng hoảng bắt đầu khi khoảng 500 sinh viên ập vào chiếm giữ tòa sứ quán Mỹ ở Tehran vì tức giận chính quyền Washington cho phép nhà vua bị lật đổ của Iran tới thành phố New York để điều trị ung thư.
Sinh viên Iran tấn công đại sứ quán Mỹ ở Tehran ngày 4/11/1979. |
Tuy nhiên, theo trang History.com, vụ việc không chỉ là vấn đề chăm sóc y tế của nhà vua thân phương Tây thất thế này. Đó còn là cách thức để các nhà hoạt động cách mạng sinh viên Iran tuyên bố đoạn tuyệt với quá khứ và đặt dấu chấm hết cho sự can thiệp của Mỹ vào nội bộ nước Cộng hòa Hồi giáo.
Nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo của Iran - Đại giáo chủ Khomeini – là người kiểm soát tình hình và từ chối mọi lời kêu gọi trả tự do cho các con tin, kể cả từ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Hai tuần sau đó, ông Khomeini quyết định thả các con tin không phải người Mỹ cùng phụ nữ và người dân tộc thiểu số quốc tịch Mỹ với lý do họ thuộc nhóm người bị chính phủ Mỹ áp bức. 52 người còn lại tiếp tục bị cầm giữ 14 tháng sau đó.
Hình ảnh các con tin bị khống chế đã làm dấy lên làn sóng biểu tình phản đối Iran dữ dội ở Washington D.C. khi đó. |
Hình ảnh các nhân viên sứ quán bị bịt mắt và khống chế đã gây ra làn sóng giận dữ ở Mỹ, tạo áp lực đòi chính phủ nước này phải hành động quyết liệt.
Tháng 2/1980, Iran ra một loạt yêu sách, đòi Washington phải trao trả cựu vương Shah để xét xử ở Tehran và phải xin lỗi vì những hành động của mình. Tổng thống Mỹ Jimmy Carter bác bỏ các yêu cầu khiến cho cuộc khủng hoảng càng tồi tệ hơn.
Tập thể các con tin đại sứ quán Mỹ. |
Do không thể giải quyết cuộc khủng hoảng bằng con đường ngoại giao, ông Carter yêu cầu Lầu Năm góc lên kế hoạch giải cứu. Chiến dịch mang tên "Móng vuốt Đại Bàng" được vạch ra và giao cho lực lượng biệt kích Delta tinh nhuệ nhất của quân đội Mỹ thực hiện.
"Móng vuốt Đại Bàng" bắt đầu ngày 24/4/1980, kéo dài 2 đêm với sự tham gia của không quân, hải quân, lục quân và lính thủy đánh bộ Mỹ. Theo kịch bản, 8 trực thăng Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz trên biển Ảrập đến Desert 1, vùng bí mật ở miền trung Iran mà CIA lựa chọn.
Tại đây, họ gặp đội biệt kích Delta được 3 máy bay vận tải C-130 chở từ Oman đến. Ba chiếc C-130 khác chở 18.000 gallon nhiên liệu trực thăng cũng hạ cánh tại đó, giúp 8 trực thăng nạp nhiên liệu để đưa đội Delta đến Desert 2, một địa điểm khác cách thủ đô Tehran 80km về phía nam. Tại đây, họ sẽ giấu các trực thăng và ẩn náu 1 ngày.
Phần động cơ của máy bay Mỹ trên sa mạc sau khi bốc cháy vì bị trực thăng đâm vào. (Ảnh: Press TV) |
Sang đêm thứ 2, đội biệt kích Delta lên 6 xe tải do các nhân viên CIA người Iran lái để tới Tehran, tập kích tòa sứ quán, cứu các con tin rồi đưa tất cả đến một sân bóng gần đó. Từ đây, các trực thăng đưa họ về Desert 2. Tiếp đó, các con tin và biệt đội Delta được đưa đến sân bay Manzariyeh, cách Tehran gần 100km về phía tây nam, rồi tất cả lên máy bay sang Ai Cập.
Nhưng thực tế không diễn ra như kế hoạch. "Móng vuốt Đại Bàng" chỉ đến được Desert 1 thì trục trặc. Bão cát đã khiến một trong 8 trực thăng Mỹ phải quay đầu về, còn một chiếc khác gặp nạn khi hạ cánh. Sáu chiếc còn lại đáp xuống Desert 1, nhưng một chiếc bị trục trặc thủy lực.
Máy bay Mỹ được trưng bày ở thủ đô Tehran. (Ảnh: Press TV) |
Chỉ huy chiến dịch quyết định hủy kế hoạch, nhưng lúc rút đi, một máy bay lại đâm vào máy bay C-130 chở nhiên liệu và quân lính. Kết quả là 8 quân nhân Mỹ thiệt mạng. Người Mỹ đành phải lên vận tải cơ để tháo chạy, bỏ lại tất cả các trực thăng còn nguyên vẹn mà sau này chúng được Iran trưng dụng làm tài sản quân sự.
"Móng vuốt Đại Bàng" đại bại. Không có con tin nào được thả.
Các con tin trở về nước sau khi được tự do. |
Ít lâu sau đó, với sự hỗ trợ của các trung gian người Algeria, Mỹ và Iran bắt đầu đạt được các cuộc đàm phán thành công. Vào ngày Ronald Reagan nhậm chức Tổng thống 20/1/1980, Mỹ đã giải phóng gần 8 tỷ USD tài sản mà nước này đóng băng của Iran, đổi lại Tehran phóng thích toàn bộ các con tin sau 444 ngày cầm giữ họ.
Nhiều sử gia nhận định cuộc khủng hoảng con tin ở Iran đã cản bước Jimmy Carter tới nhiệm kỳ Tổng thống thứ 2. Chính ông cũng cho rằng thất bại của "Móng vuốt Đại Bàng" đã góp công lớn cho chiến thắng của đối thủ Cộng hòa Ronald Reagan trong cuộc bầu cử năm 1980.
Thanh Hảo
Ngày này năm xưa: Bi kịch cuộc đời hoàng hậu ăn chơi bậc nhất châu Âu
Marie Antoinette sở hữu nhan sắc vô cùng xinh đẹp, trở thành hoàng hậu Pháp khét tiếng ăn chơi bậc nhất châu Âu nhưng có kết cục cuộc đời vô cùng bi thảm.