Như có phép nhiệm mầu,ầuTiếngTiếpnốinhữngchiếncôngoaihùkq chelsea người dân Dầu Tiếng anh dũng ghi vàolịch sử những chiến công vang dội, giải phóng quê nhà, góp phần làm nên đạithắng mùa xuân năm 1975. 38 năm đã trôi qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dânDầu Tiếng vẫn bền bỉ lao động, sáng tạo để đem lại những kỳ tích đáng khâmphục, đưa huyện nhà không ngừng phát triển đi lên về mọi mặt.
Một thời oanh liệt
Chiến tranh đã lùi xa 38 năm qua nhưng khi nhắc về quá khứthì không ai không xúc động bồi hồi. Quên sau được 21 năm ròng chống Mỹ, DầuTiếng trở thành một trong những chiến trường ác liệt nhất, anh dũng, mưu lượcnhất được Bác Hồ khen tặng cùng với những địa danh oanh liệt như: Bàu Bàng,Long Nguyên, Tam giác sắt... Tiến công Dầu Tiếng năm 1958, chiến thắng DầuTiếng năm 1962, 1965, giải phóng Dầu Tiếng ngày 13-3-1975 là những dấu son chóilọi trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Đường phố được tranghoàng rực rỡ mừng kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng Dầu Tiếng
Những dấu son ấy là minh chứng cho niềm khát khao độc lập tựdo cháy bỏng trong mỗi người dân Dầu Tiếng. Họ không sợ gian nguy, vững taysúng tiên phong xem thường lửa đạn; những hũ gạo nuôi quân, nuôi giấu cán bộ,vận chuyển liên lạc, chi viện… Tất cả để rồi buộc đế quốc Mỹ và bè lũ tay saiphải trả lại tự do cho người dân Dầu Tiếng trước 47 ngày so với mốc 30-4-1975.
Vượt khó
Sau khi giải phóng, Dầu Tiếng bước vào công cuộc xây dựngquê hương không kém phần gian khổ, khó khăn. Đất đai cằn cỗi, những thói quen,tập tục, hậu quả của chính sách “khai hóa”; bệnh công thần mệt mỏi sau chiếntranh… không kém phần ác liệt trong những ngày đầu hàn gắn vết thương chiếntranh. Song bằng nghị lực, bản lĩnh, tinh thần chịu đựng gian khổ, tự lực cánhsinh và ý chí ngoan cường bền bỉ một lần nữa được khơi dậy. Tất cả nhà nhà,người người xắn tay vỡ đất. Người dân Dầu Tiếng phải đổ mồ hôi tới hàng chụcnăm ròng rã với các công cụ lao động từ thô sơ đến xe cuốc, xe ủi và đội côngbinh thăm dò, phá dọn bom mìn còn nằm trong lòng đất. Cuộc tiến công vào xóađói giảm nghèo luôn được người dân Dầu Tiếng hăm hở thi đua. Họ không ngừngtrăn trở, suy nghĩ tìm ra cách làm hiệu quả nhất. Kết quả của những trăn trở đóhiện đã đem lại hiệu quả khá rõ nét, Dầu Tiếng bây giờ phủ khắp màu xanh củarừng cao su thẳng tắp, xanh biếc, bạt ngàn. Đất bom đạn nhường chỗ cho nhữngdòng nhựa trắng thấm đượm mồ hôi người dân Dầu Tiếng. 29.000 ha cao su do Nhànước quản lý, hơn 20.000 ha cao su tiểu điền đã phủ khắp Dầu Tiếng là một kỳtích không dễ có được.
Vươn lên
Đúng 10 giờ ngày 13-3-1975, lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc dinh Quận trưởng Dầu Tiếng; bộ máy ngụy quyền ở Dầu Tiếng hoàn toàn tan rã, huyện Dầu Tiếng hoàn toàn giải phóng.
Phó Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng Nguyễn Thị Thu cho biết,38 năm sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Dầu Tiếng đã nângcao tinh thần trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống cáchmạng, nêu cao sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, gắn bó máu thịt giữa Đảng vànhân dân, liên tiếp đạt được những thắng lợi quan trọng mọi nhiệm vụ trong giaiđoạn mới của cách mạng.
Năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnhhưởng suy thoái toàn cầu nhưng Đảng bộ và nhân dân Dầu Tiếng vẫn vững bước đilên. Các chỉ tiêu đều đạt và vượt, tổng sản phẩm trong huyện tăng 10,8% với cơcấu kinh tế: nông nghiệp chiếm 39,6%, thương mại dịch vụ chiếm 33,2%, côngnghiệp - xây dựng chiếm 27,2%; thu nhập bình quân đầu người đạt 26,8 triệuđồng/năm, tỷ lệ hộ sử dụng điện và nước sạch trên 99%; giải quyết việc làm cho1.350 lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,14%... Giáo dục y tế, chăm sóc sứckhỏe nhân dân không ngừng được nâng lên.
Những ngày này về Dầu Tiếng, chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiềuxe máy, xe ô tô đời mới lưu thông tấp nập ở các nẻo đường từ thị tứ đến cácvùng nông thôn. Đâu đâu cũng có những tiếng cười của người dân cần mẫn, yêu laođộng. Những con đường thênh thang, xe cộ lưu thông thuận tiện, Dầu Tiếng bâygiờ chính thức chia tay với quá khứ đói nghèo...
Dầu Tiếng hôm nay đã thật sự thay da đổi thịt, mang một diệnmạo mới, khang trang, tươi đẹp, đáp ứng nguyện vọng, ước muốn của các thế hệcha anh đi trước, xứng đáng với truyền thống của quê hương cách mạng anh hùng.
Bà Nguyễn Thị Thu cho biết: “Dù kết quả 38 năm qua khá mỹmãn nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Dầu Tiếng không xem đó là điểm dừng,nhiều chủ trương, giải pháp, chương trình hành động nhằm cụ thể hóa Nghị quyếtĐại hội Đảng bộ huyện lần thứ III được đề ra để đưa Dầu Tiếng vững bước đi lên.Trong đó, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầuđể đưa Dầu Tiếng hội nhập và vươn xa hơn”.
- Ông NGUYỄN VĂN CƯƠNG, cựu chiến binh ở xã Định An: Phấn khởi khi thấyquê hương ngày càng thay da đổi thịt
Nhớ lại những ngày tham gia khángchiến giải phóng Dầu Tiếng đầy gian khổ, lúc đó là năm 1973, tôi chỉ mới 15 -16tuổi đã là một chiến sĩ bảo vệ trại giam cho lực lượng An ninh B4, vừa làmnhiệm vụ canh gác tù giam là lính ngụy, vừa làm nhiệm vụ cảm hóa họ nhận thứccách mạng.
Ngày trước, nhân dân ở Dầu Tiếngsống dựa vào đồn điền cao su Michelin, bị bóc lột sức lao động đến tàn nhẫn.Nhưng dù thiếu thốn, khổ cực trăm bề nhưng công nhân vẫn tìm cách nuôi bộ đội,dù bị bọn chúng kiểm tra, rà soát nhưng công nhân vẫn có cách giấu thức ăn,thuốc men vào rừng tiếp tế cho chúng tôi. Nhờ có hậu phương vững chắc như vậymà chúng tôi được tiếp sức để chiến đấu, giành lại độc lập, tự do cho Dầu Tiếngyêu thương.
Ngày nay, Dầu Tiếng đã thực sự lộtxác, con đường nhựa trải dài đến tận thôn xóm, ánh sáng điện chiếu khắp mọinơi, nhà nhà được xây dựng khang trang, tiện nghi đầy đủ. Nhờ có Công ty Cao suDầu Tiếng mà bây giờ công nhân cao su không phải khổ cực như công nhân thờitrước nữa, ai nấy cũng có cuộc sống sung túc, khá giả. Tôi được biết, thu nhậpbình quân đầu người ở xã Định An một năm đạt 30,2 triệu đồng. Về y tế, giáo dụccũng phát triển không kém, hiện Dầu Tiếng có 2 trường học đạt chuẩn quốc gia, 2bệnh viện lớn sẵn sàng phục vụ nhân dân... Nhìn thấy Dầu Tiếng phát triển nhưngày hôm nay lòng tôi vô cùng phấn khởi, tôi tin rằng Dầu Tiếng sẽ còn vươn caovà vươn xa hơn nữa.
N.NHƯ
- Ông NGUYỄN VĂN ÍCH, bộ đội Đoàn 235, Hậu cần miền: Đời sống người dânngày một khấm khá hơn
Tôi tham gia du kích năm 1965. Lúcấy Mỹ càn quét làng 18, xã Định Thành (nay là xã Định An) hết sức dữ dội. Mùamưa năm 1965, Chiến đoàn 7 ngụy, Chi đoàn Thiết giáp và Trung đoàn 33 biệt độngđưa quân lên Dầu Tiếng thực hiện âm mưu “dồn làng, dọn bãi” cho quân Mỹ lên đồnđiền. Hàng ngàn ha cao su bị đốt cháy, ủi sạch. Đi đôi với việc tàn phá, Mỹ cònthực hiện cuộc giải công tập thể làm cho công nhân mất công ăn việc làm. Vì vậycông nhân Dầu Tiếng không ngừng đấu tranh đòi đình công, chống Mỹ đóng cửa đồnđiền. Thời ấy, cuộc sống của công nhân Dầu Tiếng vô cùng gian khổ, nhưng họ vẫnmột lòng hướng về cách mạng và tin tưởng vào ngày đại thắng của đất nước.
Ngày nay, sau 38 năm kể từ ngày DầuTiếng giải phóng, đời sống công nhân cao su đã thực sự thay đổi. Hiện nay, thunhập bình quân của tôi hơn 7 triệu đồng/tháng. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe,giáo dục cho công nhân ngày một nâng cao. Bên cạnh đó, đời sống người dân cũngkhấm khá nhờ những đồn điền cao su tươi tốt...
K.HÀ
HÒA NHÂN