Bứcảnh chụp tấm băng rôn quảng cáo dịch vụ chuyển phát ấn Đền Trần của Bưu điệntỉnh Nam Định đang khiến dân mạng xôn xao. Mới đây,ịchvụchuyểnphátnhanhấnĐềnTrầngâysốkq middlesbrough anh Nguyễn Cảnh Bình chia sẻ trên trang cá nhân hình ảnh tấm băngrôn quảng cáo dịch vụ chuyển phát nhanh ấn Đền Trần trong nước và quốc tế củaBưu điện tỉnh Nam Định. Anh Bình cho biết, bức ảnh được chụp vào chiều ngày23/2, chiếc băng rôn được đặt ở trong sân đền. Nhiều người bất ngờ khi nhìn thấy hình ảnh này vì không ngờ có dịch vụ lạ đếnvậy. “Mua ấn thuê, giờ lại có cả dịch vụ chuyển phát ấn thuê. Thật không thể tinđược. Tâm linh thời kinh doanh”, độc giả Hằng Nguyễn chia sẻ. “Ôi có cả dịch vụ lạ đời này nữa cơ à, mà còn của bưu điện thành phố làm nữachứ. Thật không thể tin vào mắt mình. Biết thế mình chẳng chen chân vào đền nữa,cứ ở nhà alo chuyển phát nhanh là xong”, độc giả Minh Huyền nói. Tuy thấy dịch vụ khá lạ nhưng độc giả Minh Huyền cho rằng, đây là điều chấpnhận được vì có cầu ắt có cung. Việc bưu điện Nam Định có hình thức chuyển phátnày là rất văn minh để đỡ cảnh chen lấn khi khai ấn Đền Trần. Liên lạc với Bưu điện TP Nam Định, nhân viên bưu điện xác nhận dịch vụ này làcó thật và đã triển khai vài năm nay để đáp ứng nhu cầu của người dân. Rất nhiềucơ quan, xí nghiệp đã sử dụng dịch vụ để chuyển ấn cho cả công ty. Vị này cũng cho biết, do tính nhạy cảm của dịch vụ “sợ người ta bảo kinhdoanh ấn” nên trước đây bưu điện không quảng cáo. Năm nay cũng chỉ đặt một băngrôn nhỏ để người dân biết tới dịch vụ. Khi được hỏi về dịch vụ, vị này cho biết, người ở xa có thể đặt số lượng vàchuyển khoản cho bưu điện. Bưu điện sẽ nhờ người mua ấn và chuyển phát nhanh đếnđúng địa chỉ. Bưu điện chỉ lấy cước đúng với mức cước chuyển phát nhanh, ngoàira không có khoản phí gì thêm. Phí mua ấn và chuyển phát lên Hà Nội là 30.000đồng/chiếc ấn giấy, chuyển phát trong ngày hoặc ngày hôm sau sẽ đến tay ngườiđặt. K. Minh Giá trị thực của chiếc ấn đền Trần (Theo báo Thanh Niên) Băng rôn quảng cáo dịch vụ “lạ” được đặt trong sân đền (Ảnh N.C.B)
Là người đã gắn bó nhiều năm với việc nghiên cứu các nghi lễ đền Trần, GS Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam khẳng định: Đền Trần nơi các Thái thượng hoàng thường về nghỉ ngơi, tổ chức ban phát lộc cho dòng họ và người trong vùng. Nhưng đối với việc phát ấn hằng năm thì cần phải xác định rõ để “giải thiêng” là lá ấn này không phải là của triều đình hay của vua, mà chỉ là của một ngôi đền ở phường Lộc Vượng, TP.Nam Định.
Làm rõ giá trị của lá ấn này, ông Bền cho biết: “Ý nghĩa của dòng chữ trên ấn “Tích phúc vô cương” hoàn toàn không liên quan đến quyền lực hay tiền tài, mà việc lấy ấn để có chức quyền là do mọi người tự nghĩ ra”. Vì vậy, “Khai ấn chỉ là để thực hành một nghi lễ, một tín ngưỡng”.
Ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng Nam Định, một trong những người dày công nhất trong nghiên cứu về Vương triều nhà Trần, khẳng định: Tư liệu từ chính sử và các nghiên cứu đều làm rõ lễ khai ấn đền Trần chỉ là một nghi thức truyền thống đánh dấu thời điểm bắt đầu hoạt động trở lại sau khi nghỉ Tết của các đơn vị hành chính thời phong kiến thời Trần. Lá ấn chưa từng có giá trị phong chức tước hay ban lộc...